Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 04:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Nhiều “đại gia” vẫn chây ì đóng góp kinh phí thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu

Thứ bảy, 01/10/2022 19:10

TMO - Trước tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng và khó lường hiện nay, các quốc gia đang nỗ lực chạy đua với thời gian để biến những cam kết vì khí hậu thành hành động thực chất và cụ thể.

Biến đổi khí hậu là một chủ đề nổi bật tại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa diễn ra ở New York, Mỹ. Phát biểu tại Phiên họp hẹp cấp cao về biến đổi khí hậu, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi nhấn mạnh, biến đổi khí hậu vẫn là thách thức nghiêm trọng nhất mà hành tinh của chúng ta phải đối mặt và những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra đang ngày càng nghiêm trọng.

Giới chuyên gia nhận định về khả năng đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ Trái đất chỉ tăng 1,5oC so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp là rất mong manh. Những lời cảnh báo trên được đưa ra khi hàng loạt thách thức đan xen từ đại dịch Covid-19, cuộc xung đột ở Ukraine, lạm phát, khủng hoảng năng lượng và tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu… đang khiến các nước khó tập trung vào mục tiêu khí hậu.

Phát thải - một trong những nguyên nhân chính khiến biến đổi khí hậu không ngừng gia tăng.

Hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cực đoan trong những năm gần đây ngày càng gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng. Hồi năm 2019, siêu bão Dorian quét qua Bahamas khiến hàng chục người thiệt mạng, gây thiệt hại lên đến 3,4 tỷ USD. Hạn hán hoành hành tại Somalia, khiến hơn 1,1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2022. Châu Âu cũng trải qua đợt sóng nhiệt bất thường dẫn tới cháy rừng, hạn hán.

Để ứng phó với thách thức chung toàn cầu đòi hỏi phải có những giải pháp ở cấp độ toàn cầu. Giới chuyên gia kêu gọi các nước giàu đánh thuế các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch, buộc các doanh nghiệp này chịu trách nhiệm với cộng đồng. Khoản tiền thuế được sử dụng nhằm bù đắp thiệt hại mà tình trạng biến đổi khí hậu gây ra cho người dân.

Theo một nghiên cứu, khu vực Trung Đông-Bắc Phi, nơi tập trung nhiều nhà máy lọc dầu, có chất lượng không khí kém nhất trên thế giới. Dân cư đô thị ở nơi này phải hít thở bầu không khí có mức độ ô nhiễm cao gấp 10 lần so với mức được coi là an toàn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đóng góp tài chính cũng là một vấn đề gây nhức nhối lâu nay và là rào cản đối với nỗ lực đạt được các mục tiêu khí hậu. Cách đây 13 năm, tại Hội nghị COP15 diễn ra ở Copenhagen, các nền kinh tế tiên tiến đã cam kết đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển hành động vì khí hậu. Tuy nhiên, một số nước phát triển vẫn chây ì chưa thực hiện cam kết của mình cho dù số tiền này, ngay cả khi được cấp đầy đủ, cũng chỉ đáp ứng khoảng 3% nguồn tài chính cần thiết cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Giới chuyên gia cho rằng, sẽ rất không công bằng khi những người nghèo nhất trên thế giới lại phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất từ biến đổi khí hậu, bởi trên thực tế họ không phải tác nhân chính gây ra vấn đề này. Đan Mạch cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới gây quỹ hỗ trợ các khu vực dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.

 

 

 

Lan Hương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline