Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Nhiều chủ vườn lo lắng vụ đào Tết

Chủ nhật, 28/01/2024 14:01

TMO – Nền nhiệt xuống quá thấp khiến cây đào khó phát triển, đặc biệt đối với nụ và hoa. Tết Nguyên đán đang cận kề, nếu nền nhiệt độ vẫn duy trì trạng thái rét đậm, hét hại nguy cơ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào.

Các địa phương khu vực miền Bắc và Hà Nội đang hứng chịu đợt rét đậm, rét hại kéo dài kèm mưa phùn với nền nhiệt độ về đêm xuống thấp khiến người dân trồng hoa, đặc biệt là hoa đào cảm thấy lo lắng. Những người trồng, kinh doanh đào Tết đang tìm đủ mọi cách để sưởi ấm cho đào, từ che mưa, thắp điện cho đến tưới nước ấm “giã đông” cho đào nở đúng dịp Tết Nguyên đán. Tại thời điểm này, gần như các vườn đào ở Hà Nội đều đã đỏ rực hoa nhưng theo đánh giá của nhiều chủ vườn, để cây đào “chào hoa” rực rỡ đúng dịp Tết thì những đợt rét đậm như hiện nay đã không chiều lòng người trồng đào. 

Nhiều năm gắn bó với nghề trồng và bán đào Tết, nhiều chủ vườn đào cho biết, dù Tết đã đến cận kề, tuy nhiên người trồng đào vẫn lo mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời tiết quá lạnh. Theo những người trồng đào, nếu từ nay đến Tết, thời tiết ổn định, duy trì ấm áp, với mức nhiệt từ 15 - 20 độ C thì người trồng đào coi như được mùa, thắng lớn; Còn nếu trời trở lạnh liên tục, mức nhiệt hạ xuống dưới 10 độ C, đào sẽ ít nở hoa, người trồng đào coi như mất trắng. 

Nhiệt độ phù hợp để đào ra nhiều nụ, nở hoa đều là khoảng từ 15-20 độ C.

Nghề trồng đào đòi hỏi nhiều công phu, kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ, để có một gốc đào thế to đẹp, người trồng đào phải mất 5 - 10 năm chăm sóc. Tuy nhiên, việc đào có nở rộ hoa, cho màu đẹp, cánh dày, sắc thắm đúng dịp Tết hay không, thì ngoài việc thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thời tiết vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài thì dù dùng các biện pháp kỹ thuật can thiệp như tưới nước, thắp điện, che nilon tốt đến mấy, thì đến Tết đào cũng chỉ nở được khoảng 15-20%. Người trồng đào phải chăm đào suốt từ đầu năm đến cuối năm, vất vả kỳ công chăm sóc cho cây ra hoa đúng dịp Tết là vậy, nhưng cũng có năm chủ vườn bị "trắng tay", bởi thời tiết không ủng hộ.

Theo những người trồng đào, cây đào chủ yếu phát triển về đêm, nhiệt độ phù hợp để cây đào phát triển về đêm là từ 13-15 độ C, còn ban ngày từ 15-18 độ C, nhưng mấy đêm nay nhiệt độ đêm nào cũng dưới 10 độ C, do vậy đào đang rất kém nụ. Thời tiết rét đậm, rét hại, khiến những người trồng đào đang mất ăn, mất ngủ lo lắng cho hàng nghìn cây đào của mình. Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, đợt rét đậm, rét hại sẽ kéo dài đến hết ngày 29/1, sang ngày 30/1 nền nhiệt sẽ tăng lên. Đây chính là thời điểm phù hợp để cây đào phát triển và nở hoa tự nhiên vào dịp Tết.

Ngày 28/1, miền Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường khiến mưa nhỏ duy trì lúc sáng sớm. Nhiệt độ thấp hơn 1 độ C so với ngày 27/1, xuống dưới 10 độ C ở đồng bằng. Tại Hà Nội, cảm giác rét buốt tiếp tục gia tăng khi nền nhiệt có thể chạm mức 9 độ C, rét hại sâu, độ ẩm tăng cao.

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, trạng thái thời tiết trên có thể kéo dài đến khoảng ngày 29/1. Đây được đánh giá là đợt rét ghi nhận mức nhiệt thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây, kể từ năm 2016. Rét hại diện rộng kéo dài nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người, cũng như tác động đến việc chăm sóc gia súc, gia cầm, cây trồng của người dân. Sang ngày 30/1, nền nhiệt tăng rõ rệt khiến thời tiết ấm lên. Từ ngày 1 đến 7/2 (tức 22 đến 28 tháng Chạp), miền Bắc duy trì trạng thái khô ráo, không quá rét, thuận lợi cho người dân mua sắm, dọn dẹp nhà cửa đón Tết. 

 

 

K. LINH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline