Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 03:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Nhiều cây cổ thụ tại Lạng Sơn được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 12/06/2023 12:06

TMO – 10 cây cổ thụ có tuổi từ 200 – hơn 700 năm nằm trên địa bàn huyện Cao Lộc, Lạng Sơn vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Sáng nay 12/6, UBND huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 10 cây cổ thụ nằm trên địa bàn các xã: Thụy Hùng, Gia Cát, Yên Trạch, huyện Cao Lộc. Dự lễ có các đại diện đến từ các cơ quan, ban ngành địa phương. Về phía Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam có GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, TS Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Theo báo cáo của UBND huyện Cao Lộc, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là các cây cổ thụ không đơn thuần chỉ là môi trường sinh thái mà còn là vật thể cụ thể minh chứng cho lịch sử, văn hóa, đó cũng là công cụ để giáo dục cho các thế hệ tiếp nối về lịch sử, văn hóa, đồng thời nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển đa dạng sinh học và cải thiện môi trường tự nhiên gắn với việc công nhận cây di sản Việt Nam. Thời gian qua UBND huyện Cao Lộc đã phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tiến hành khảo sát các cây cổ thụ trên địa bàn huyện, kiểm tra kĩ thuật, xác định tuổi, sưu tầm các tài liệu liên quan đến yếu tố lịch sử để lập hồ sơ đề nghị xét chọn cây di sản Việt Nam.

10 cây cổ thụ tại Lạng Sơn được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Kết quả khảo sát, trên địa bàn xã Thụy Hùng: tại Di tích Đình Háng Pài là di tích lịch sử được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, nơi có điểm nhấn lịch sử quan trọng là: Tại đây năm 1933 đã diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Thuỵ Hùng, chi bộ đầu tiên của Tỉnh Lạng Sơn và trước sân Đình có 2 cây Đa cổ thụ gắn bó với nhân dân và là nơi hoạt động bí mật của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Qua xác định độ tuổi 2 cây Đa  có tuổi đời gần 300 năm. Tại Trạm Y tế xã Thụy Hùng có 01 cây Đa có tuổi đời 400 năm.

Trên địa bàn xã Gia Cát: tại chùa Bắc Nga là ngôi chùa được xây dựng vào năm 1562 (thời Nhà Mạc). Sau nhiều năm trải qua nhiều giai đoạn lịch sử (chống Pháp và chống Mỹ) chùa bị xuống cấp và bị hư hỏng nặng, đến nay chùa đã được trùng tu tôn tạo lại qua nhiều lần (từ cuối thế kỷ XVIII và gần đây nhất là năm 2018) sau khi Chùa được tôn tạo xây dựng lại đã có rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, đến tham quan, nghiên cứu, học tập và đi lễ, vãn cảnh chùa… trong khuôn viên chùa có quần thể 06 cây cổ thụ, trong đó có 02 Cây Đại hoa trắng mỗi cây có tuổi đời 700 năm, 02 cây Đa có tuổi đời 350 đến 500 năm, 03 Cây Nhãn mỗi cây có tuổi đời 150 năm. Trên địa bàn xã Yên Trạch: Tại Đình Thà Chỏ, có 01 cây Đa có tuổi đời  200 tuổi.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam cùng lãnh đạo huyện Cao Lộc mở văn bia Cây Di sản.

Trên cơ sở kết quả khảo sát đối chiếu với Tiêu chí cây di sản Việt Nam theo quy định, UBND huyện đã lập hồ sơ đề nghị công nhận 10 cây trên địa bàn huyện là cây di sản Việt Nam và đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam  ký Quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam trên địa bàn huyện Cao Lộc.

Các cây cổ thụ trên địa bàn huyện Cao Lộc là cả quá trình gìn giữ và chăm sóc của nhân dân, những cây này đã tạo nên những nét cổ kính riêng của từng địa phương, là một trong những cảnh quan rất độc đáo, gây được nhiều ấn tượng cho nhân dân và du khách thập phương khi đến tham quan. Đồng thời, chính các cây cổ thụ này là những nhân chứng sống lâu năm nhất, đã trải qua biết bao thăng trầm cùng với lịch sử hình thành của các điểm di tích trên địa bàn huyện Cao Lộc.

Các đại biểu tham quan Cây Di sản.

Các cây cổ thụ trên địa bàn huyện Cao Lộc được công nhận là Cây Di sản Việt Nam giúp cho nhân dân càng thấy được những giá trị to lớn của cây xanh, của chứng tích lịch sử, do đó sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản gắn với giá trị di tích lịch sử trên địa bàn huyện. Đồng thời, phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị các cây di sản. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường công tác giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và cây di sản.

Chính quyền địa phương cho biết, cam kết sẽ gìn giữ và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc thông qua Cây Di sản. Cây Di sản không chỉ là bảo vật của cha ông mà còn là trách nhiệm bảo tồn của thế hệ sau. Việc được công nhận là Cây Di sản là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, đồng thời, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

(Còn nữa)

 

 

Dương Phúc

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline