Hotline: 0941068156

Thứ tư, 26/02/2025 02:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ tư, 26/02/2025

Nhiệt độ trung bình toàn cầu dự báo vượt ngưỡng 1,5 độ C?

Chủ nhật, 10/12/2023 07:12

TMO - Theo nhận định của Cơ quan Khí tượng Anh, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể ghi nhận mức tăng tạm thời vượt ngưỡng 1,5 độ C trong năm 2024. 

Theo Cơ quan Khí tượng Anh, năm 2023 chắc chắn sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay và năm 2024 có thể còn nóng hơn. Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2024 được dự báo tăng trong khoảng từ 1,34 độ C đến 1,58 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Báo cáo của cơ quan trên lưu ý rằng việc nhiệt độ Trái đất tạm thời tăng ở ngưỡng 1,5 độ C trong 1 năm không có nghĩa là nhiệt độ thế giới sẽ vượt ngưỡng tăng này trong dài hạn, song đây sẽ là lời cảnh tỉnh, kêu gọi hành động khẩn cấp tại Hội nghị COP28 nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu. Tổ chức Khí tượng thế giới tháng trước cũng đã đưa ra dự báo nhiệt độ Trái đất năm 2023 có thể tăng khoảng 1,4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ảnh minh họa. 

Tháng 11 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm cả Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Đại học Columbia, dự báo mức tăng nhiệt độ Trái đất có thể vượt ngưỡng 1,5 độ C trong thập kỷ này. Hầu hết các mô hình phát thải theo Hội đồng liên chính phủ của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy nhiệt độ thế giới trong những năm 2030 có thể vượt ngưỡng tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt năm 2015 cho thấy các quốc gia cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và tốt nhất là 1,5 độ C. Kể từ đó, mục tiêu 1,5 độ C đầy tham vọng hơn đã trở nên cấp bách hơn khi có bằng chứng cho thấy sự ấm lên toàn cầu nếu vượt quá mức này có thể gây ra các điểm tới hạn nguy hiểm và không thể đảo ngược. Để duy trì giới hạn đó, Hội đồng Khoa học Khí hậu IPCC của Liên Hợp Quốc cho biết lượng khí thải CO2 cần phải giảm một nửa trong thập kỷ này. 

Tuy nhiên, theo các số liệu trong bản báo cáo thường niên của Dự án Carbon toàn cầu, ô nhiễm CO2 do nhiên liệu hóa thạch đã tăng 1,1% trong năm ngoái, với lượng khí thải tăng mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước phát thải lớn thứ nhất và thứ ba trên thế giới. Dự án Carbon toàn cầu đánh giá, có 50% khả năng sự ấm lên toàn cầu sẽ vượt quá ngưỡng 1,5 độ C trong thỏa thuận Paris vào khoảng năm 2030, mặc dù các nhà khoa học khí hậu không dám chắc về những chất ngoài CO2 gây ra hiện tượng ấm lên do khí nhà kính.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline