Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 07:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tiếp tục tăng cao

Chủ nhật, 19/02/2023 05:02

TMO - Thế giới tiếp tục chứng kiến nhiệt độ các đại dương lên các mức cao kỷ lục trong bối cảnh năm 2022 là năm ấm nhất trong lịch sử ghi chép của loài người. 

Kết quả nghiên cứu do đội ngũ gồm 24 nhà khoa học từ 16 viện nghiên cứu chủ yếu ở Trung Quốc, Mỹ và Italy thực hiện, được đăng trên tạp chí quốc tế Advances in Atmospheric Sciences chỉ rõ: So với năm 2021 - năm nóng nhất từng được ghi nhận - phần nước bề mặt dày 2.000m trên các đại dương đã tích tụ một lượng nhiệt lớn hơn, đủ để đun sôi khoảng 700 triệu ấm nước có dung tích 1,5l.

Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tiếp tục tăng cao. 

Mức độ ấm lên của các đại dương là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng biến đổi khí hậu vì đây là nơi hấp thụ tới hơn 90% lượng nhiệt toàn cầu. Kể từ năm 2017, mức độ nóng lên tại các đại dương liên tục tăng lên những kỷ lục mới. Do các đại dương phản ứng chậm hơn với tình trạng ấm lên toàn cầu nên các nhà khoa học tin rằng xu hướng nhiệt độ hình thành trong lòng đại dương sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Bên cạnh việc đo nhiệt độ, nghiên cứu cũng tính toán độ mặn của nước trên đại dương và phát hiện ra rằng độ mặn ngày càng tăng tại những khu vực vốn có độ mặn cao trong khi tại các khu vực có độ mặn thấp thì chỉ số này ngày càng giảm. Theo nghiên cứu, xu hướng được mô tả là "vùng nước mặn ngày càng mặn lên trong khi vùng nước ngọt ngày càng ngọt hơn" cũng diễn ra ở mức kỷ lục trong năm 2022.

Các đại dương ấm lên còn dẫn tới tình trạng nước biển dâng và những hình thái thời tiết khắc nghiệt hơn như các trận bão lớn. Khi ấm lên, khả năng hấp thụ carbon của các đại dương cũng giảm dẫn tới lượng carbon do con người thải ra tồn đọng trong bầu khí quyển nhiều hơn, càng khiến tình trạng ấm lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.

 

 

Lê Ánh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline