Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 00:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Nhật Bản thông báo kế hoạch xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý ra biển

Chủ nhật, 15/01/2023 05:01

TMO - Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ bắt đầu xả ra biển nước thải có chứa chất phóng xạ đã qua xử lý ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 vào khoảng mùa Xuân hoặc mùa Hè năm 2023.

Mới đây, các bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản đã thông qua chính sách sửa đổi về việc xả nước thải có chứa chất phóng xạ đã qua xử lý ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển và các hỗ trợ tài chính cho những cộng đồng ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc xả thải. Theo chính sách sửa đổi, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho các ngư dân vốn lo ngại rằng việc xả thải có thể tác động tiêu cực tới hoạt động tiêu thụ hải sản đánh bắt được - thông qua một quỹ trị giá 50 tỷ yen (khoảng 385 triệu USD).

Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1. Ảnh: AP 

Để đảm bảo việc xả thải phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và không gây hại cho sức khỏe người dân cũng như môi trường, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tiến hành nhiều đợt rà soát độ an toàn của kế hoạch này. IAEA dự kiến sẽ công bố báo cáo toàn diện về đợt rà soát đồng thời sẽ cung cấp sự hỗ trợ (cho Nhật Bản) trước, trong và sau quá trình xả thải  Tháng 3/2011, một trận động đất mạnh có độ lớn 9 đi kèm các con sóng thần khổng lồ đã tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật Bản, đồng thời gây ra hàng loạt sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1.

Sau thảm họa, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - chủ sở hữu của Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 - vẫn phải sử dụng nước để làm nguội các thanh nhiên liệu đã bị tan chảy ở nhà máy này. Cùng với nước mưa và nước ngầm tích tụ ở khu vực xung quanh nhà máy, nước thải sau khi được sử dụng để làm mát các thanh nhiên liệu được xử lý bằng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến để loại bỏ phần lớn các chất phóng xạ.

Hiện nay, nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý được TEPCO lưu giữ trong các thùng chứa ở khu vực xung quanh nhà máy do nước thải ngày càng nhiều nên phát sinh nguy cơ không còn đủ chỗ chứa. Trong bối cảnh đó, tháng 4/2021, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bắt đầu xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển trong khoảng 2 năm sau đó.

 

 

Thanh Tùng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline