Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Nhật Bản sử dụng ngân sách dự phòng khắc phục thiệt hại do động đất

Chủ nhật, 07/01/2024 03:01

TMO - Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch chi một phần trong ngân sách dự phòng để tăng cường cung cấp hàng cứu trợ cho những khu vực chịu thiệt hại của trận động đất xảy ra hôm 1/1 vừa qua. 

Dự kiến, vào tuần tới, Nội các Nhật Bản sẽ phê duyệt kế hoạch này, trong đó chi khoảng 4 tỷ yên (hơn 27 triệu USD) từ ngân sách dự phòng trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2024. Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch trích nguồn ngân sách dự phòng đề xuất cho tài khóa tiếp theo để hỗ trợ các nỗ lực khắc phục thiệt hại do động đất.

Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục hoạt động tìm kiếm-cứu nạn dù đã qua 72 giờ quan trọng của các nỗ lực cứu hộ sau thảm họa. Giới chuyên gia cho rằng cơ hội sống sót trong thảm họa giảm đáng kể sau 72 giờ đầu tiên. Theo số liệu cập nhật của giới chức địa phương, tính đến tối 6/1, có 126 người được xác định đã thiệt mạng trong khi vẫn còn trên 200 người mất tích do trận động đất trên.  Ước tính có hàng chục khu vực trong tỉnh Ishikawa vẫn đang bị cô lập, trong khi giới chức tỉnh cho rằng vẫn còn khoảng 100 địa điểm vẫn còn người bị mắc kẹt dưới các ngôi nhà bị sập.

Nhật Bản sử dụng ngân sách dự phòng khắc phục thiệt hại do động đất. 

Việc tìm kiếm những người sống sót đang đối mặt với nhiều thách thức do cơ sở hạ tầng bị hư hại trên diện rộng, lở đất và dư chấn sau trận động đất có độ lớn 7,6. Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản đã tăng cường lực lượng ứng phó với thảm họa ở tỉnh Ishikawa từ 700 người lên 1.100 người, trong khi chính phủ tăng hơn gấp đôi nhân lực của Lực lượng Phòng vệ tham gia hoạt động cứu hộ tại các khu vực bị ảnh hưởng lên khoảng 5.000 người.

Đường sá hư hỏng và tắc nghẽn cũng đang cản trở hoạt động cứu trợ với hơn 30.000 người phải sơ tán vẫn đang lưu trú tại khoảng 370 nơi tránh trú ở tỉnh Ishikawa. Khoảng 160 người bị cô lập do đường sá bị hư hỏng trong khi khoảng 27.000 ngôi nhà vẫn chưa có điện và khoảng 68.000 ngôi nhà không có nước sinh hoạt trong tỉnh.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, khoảng 90.000 hộ gia đình ở các tỉnh Ishikawa, Toyama và Niigata bị gián đoạn nguồn cung cấp nước. Nhu cầu thiết yếu nhất hiện nay của người dân ở vùng động đất là nước sạch do hệ thống cấp nước bị hư hại. Trong bối cảnh thời gian sơ tán có thể kéo dài và hàng cứu trợ chưa đến được các khu vực cần thiết làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline