Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nhật Bản phát triển công nghệ khai thác đất hiếm dưới đáy biển

Thứ năm, 26/01/2023 06:01

TMO - Thời gian tới, Nhật Bản dự kiến sẽ triển khai phát triển công nghệ khai thác đất hiếm từ bùn dưới biển sâu ngoài khơi đảo Minami-Torishima.

Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố kim loại nặng, một số trong đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc sản xuất máy móc như động cơ xe điện (dysprosium), máy phát điện gió (neodymium) và các thiết bị điện tử khác.  Chúng còn được sử dụng trong nam châm, pin, laser và nhiều sản phẩm với quy trình công nghiệp khác.

Nhật Bản phát triển công nghệ nhằm khai thác đất hiếm gần đảo san hô vòng Minami-Torishima ở Thái Bình Dương. 

Nhật Bản hiện nhập khẩu khoảng 60% đất hiếm từ Trung Quốc, trong khi nước Nhật lại có sẵn đất hiếm với số lượng lớn dưới đáy biển - nếu có thể tiếp cận được. Tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, các kỹ sư hàng hải Nhật Bản làm việc dưới sự bảo trợ của Chương trình Xúc tiến đổi mới chiến lược liên bộ của Văn phòng Nội các đã thành công trong việc bơm vật liệu dưới đáy biển lên từ độ sâu gần 2.500 mét ở vùng biển gần Minami-Torishima. Minami-Torishima là một rạn san hô nằm cách Tokyo gần 1.900km về phía đông nam và cách Đài Loan (Trung Quốc) gần 3.350km về phía đông. Đây là lãnh thổ cực đông và xa nhất của Nhật Bản với vùng đặc quyền kinh tế riêng.

Hiện nay, hệ thống bơm phải được mở rộng đến độ sâu 6.000 mét, nơi đã tìm thấy những mỏ bùn lớn chứa đất hiếm. Việc bơm từ độ sâu này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024. Tuy nhiên, khu vực này có hải lưu Kuroshio, dòng chảy thuộc loại nhanh nhất trên thế giới, chưa kể nơi đây còn thường xuyên bị bão càn quét. Giới chuyên môn cho biết có nhiều thách thức lớn về công nghệ.

Quốc hội Nhật Bản đã thông qua ngân sách 6 tỷ yen (44 triệu USD) cho dự án trong ngân sách bổ sung lần 2 của tài khóa 2022. Ngân sách này sẽ dùng để phát triển các máy bơm và đường ống dài đến 6.000 m để khai thác. Cuối tháng 12-2022, chính phủ nước này cũng quyết định chỉ những tổ chức được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) cấp phép mới được khai thác đất hiếm trên lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, Tổ chức An ninh kim loại và năng lượng  Nhật Bản (JOGMEC) được phép đầu tư 75% vào các dự án khai thác đất hiếm.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline