Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 04:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn có nguy cơ tuyệt chủng

Chủ nhật, 05/11/2023 06:11

TMO - Đại học Kindai của Nhật Bản đã trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên nhân giống thành công loài lươn Nhật trong bối cảnh số lượng lươn trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.

Đại học Kindai thuộc tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản, cho biết đã thành công trong việc "tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh" cho loài lươn Nhật, giống cá với hương vị thơm ngon nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Đại học Kindai đã ứng dụng phương pháp mà Cơ quan Giáo dục và Nghiên cứu Thủy sản Nhật Bản từng sử dụng hồi năm 2010. Đây cũng là cơ sở đầu tiên trên thế giới tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh cho loài lươn Nhật, từ ấp trứng, nuôi và sản sinh ra con cái.

Ảnh minh họa. 

Cụ thể, Đại học Kindai đã thụ tinh nhân tạo trứng lấy từ lươn cái rồi nuôi ấp đến khi lươn trưởng thành, sau đó lặp lại quy trình để hoàn tất một chu kỳ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Đại học Kindai đang gặp khó trong việc duy trì giống lươn con với số lượng lớn. Nguyên nhân là do những con lươn con, còn gọi là lươn thủy tinh, cần thời gian để lớn song thói quen ăn uống của chúng thường làm bẩn bể nuôi khiến lươn khó có thể sống lâu. Do đó, việc ứng dụng phương pháp này phục vụ mục đích thương mại vì thế cũng chưa thành hiện thực. Trước đó, Đại học Kindai đã thành công trong việc tào chu kỳ sống hoàn chỉnh của cá ngừ vây xanh.

Khác với lươn tại Việt Nam là một loài cá thuộc bộ lươn, sống ở nước ngọt, lợ, có tên khoa học là Monopterus Albus, lươn Nhật Bản (tên khoa học là Anguilla Japonica) thực chất là một loại cá thuộc bộ cá chình, tuy cũng có thể sống ở nước ngọt, lợ, nhưng phải sinh sản ở nước mặn (biển).

Chu trình sinh sản phức tạp khiến lươn Nhật Bản trên thị trường ẩm thực nước này dù có 99,9% nguồn gốc từ các trang trại nhưng quy trình sản xuất vẫn phải bắt đầu từ lươn con đánh bắt trong tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự sụt giảm lớn về sản lượng đánh bắt lươn non vì nhiều nguyên nhân đã khiến các đơn vị khai thác Nhật Bản ngày càng quan tâm hơn đến những công nghệ cho phép nhân giống lươn từ trứng.

 

 

Nguyễn Mai 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline