Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 05:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Nhật Bản cảnh báo cúm gia cầm mức cao nhất

Thứ sáu, 18/10/2024 06:10

TMO - Số động vật bị mắc cúm gia cầm tại Nhật Bản đã tăng cao ở mức kỷ lục. Do đó, Bộ Môi trường Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo cúm gia cầm toàn quốc lên mức cao nhất.

Mặc dù nguy cơ lây truyền từ vật nhiễm virus sang người không cao, song Nhật Bản khuyến cáo người dân tránh chạm vào xác chim và báo cáo bất kỳ trường hợp khả nghi nào cho chính quyền địa phương. Việc nâng cảnh báo cúm gia cầm lên mức cao nhất diễn ra sau khi cơ quan chức năng Nhật Bản phát hiện cúm gia cầm độc lực cao ở các loài chim hoang dã tại hai thị trấn thuộc tỉnh Hokkaido, miền Bắc nước này.

Cụ thể, trong 2 ngày 30/9 và 8/10, Cơ quan Y tế Nhật Bản lần lượt phát hiện virus cúm gia cầm trong xác của một con chim ưng ở thị trấn Otobe và chất thải của các con vịt hoang dã ở thị trấn Betsukai. Các cơ quan chức năng Nhật Bản đang kêu gọi tăng cường giám sát các loài chim hoang dã trên toàn quốc. Việc Bộ Môi trường Nhật Bản nâng mức cảnh báo cúm gia cầm toàn quốc lên mức cao nhất (cấp 3) buộc cơ quan chức năng nước này tăng cường giám sát và điều tra sự lây lan của virus.

Trang trại có ổ dịch cúm gia cầm được canh gác nghiêm ngặt ở thành phố Chitose, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản. (Ảnh minh hoạ: AP).

Ngoài ra, vào tháng 1/2024, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản thông báo đã tiêu hủy khoảng 50.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Yamagata thuộc tỉnh Gifu, miền Trung nước này sau khi dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát tại khu vực này. Chính quyền địa phương đã xác nhận sự bùng phát của dịch cúm gia cầm trên sau khi tiếp nhận báo cáo về tỷ lệ gà chết tăng cao tại trang trại này.

Trước đó, vào tháng 1/2023, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết số ca mắc cúm gia cầm ở nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi các ca mắc mới được xác nhận tại hai tỉnh Chiba và Fukuoka. Theo đó, tổng cộng có 54 ca mắc cúm gia cầm được xác nhận tại 23 tỉnh của Nhật Bản vào thời điểm này. Tại một trang trại gia cầm ở tỉnh Chiba, miền Đông Nhật Bản, gần thủ đô Tokyo, 1 ca cúm gia cầm được xác nhận thông qua xét nghiệm gene, khiến khoảng 10.000 con gà tại địa điểm này bị tiêu hủy.

Cúm gia cầm cũng được báo cáo tại một trang trại nuôi đà điểu ở tỉnh Jukuoka phía Tây Nam Nhật Bản, với khoảng 430 con đà điểu bị tiêu hủy. Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản thông báo tiêu hủy hơn 10 triệu con gà do dịch cúm gia cầm chủng H5N1 lây lan nhanh chóng tại nước này. Trong bối cảnh cúm gia cầm lây lan toàn cầu, nguồn gốc bệnh xâm nhập vào Nhật Bản được cho là qua chim di cư.

 

Quốc Tuấn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline