Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/05/2024 04:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024

Nhân rộng mô hình nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ ba, 03/10/2023 14:10

TMO - Những năm gần đây, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản, nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được nông dân nuôi tôm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả. Trong đó, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đang được nhân rộng tại một số địa phương trên cả nước.

Nắng nóng kéo dài, mưa bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra khiến cho việc nuôi trồng thủy sản tại các địa phương dễ gặp nhiều rủi ro. Trước tình hình đó, người nuôi đã tìm kiếm các giải pháp thích ứng với biến đổi của thời tiết để phát triển sản xuất, tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường. Trong các mô hình được phát triển, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn được nhiều hộ nuôi nhân rộng.

Khác với việc nuôi tôm theo cách thông thường chỉ có 1 giai đoạn (con giống mua về được thả thẳng xuống ao nuôi), mô hình nuôi tôm siêu thâm canh gồm 3 giai đoạn nuôi: 2 giai đoạn ương và 1 giai đoạn nuôi thương phẩm. Theo đó, hệ thống ao nuôi được thiết kế tới 3 ao, gồm 1 ao ương giai đoạn 1, 1 ao ương giai đoạn 2 và 1 ao nuôi thương phẩm. Ngoài ra, còn có 1 ao chứa và 1 hệ thống xử lý nước. Ao ương giai đoạn 1 là bể xi măng, được đặt trong nhà màng, ao ương giai đoạn 2, và ao nuôi thương phẩm giai đoạn 3 là dạng ao đất, được lót bạt 100%.

Khi có tôm giống mới, hộ nuôi sẽ thả vào ao ương giai đoạn 1. Do ở giai đoạn này, tôm rất nhạy cảm với môi trường, nên nước trong ao được xử lý tiệt trùng toàn bộ, không còn mầm bệnh. Nhờ đó, dù thả với mật độ tôm giống cao từ 5.000-12.000 con/m2, nhưng sau khi kết thúc ương giai đoạn 1 (25 ngày), tỷ lệ tôm sống vẫn rất cao, đạt tới trên 90%, kích cỡ tôm từ 600-2.000 con/kg. Kết thúc ương giai đoạn 1, tôm sẽ theo dòng chảy tự nhiên sang ao ương giai đoạn 2. Với cách di chuyển này, tôm sẽ tránh bị lây nhiễm mầm bệnh... Ở giai đoạn ương này, mật độ tôm giống từ 300-500 con/m2, thời gian nuôi 25 ngày. Kết thúc ương giai đoạn 2, tôm đạt kích cỡ 16-200 con/kg, tỷ lệ sống cũng rất cao trên 80%.

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đang được nhân rộng triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: AN. 

Tại Hà Tĩnh, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn không chỉ giúp nông dân quản lý, kiểm soát tốt quá trình phát triển của tôm mà còn giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất chất lượng tôm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân theo hướng bền vững. Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn giúp giảm được rủi ro về tác động của môi trường, nhiệt độ lên xuống trong ngày. Trong quá trình nuôi tôm sử dụng men vi sinh không dùng hóa chất và kháng sinh để quản lý các yếu tố môi trường, nên chất lượng tôm nuôi đảm bảo, giúp hộ nuôi giảm chi phí, tăng năng suất tôm.

Huyện Cẩm Xuyên là một trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh. Địa phương này đã chú trọng xây dựng mô hình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác. Thông qua đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đến nay huyện cơ bản hình thành được các vùng nuôi gắn với thế mạnh của ngành hàng nông nghiệp chủ lực (nuôi nuôi) của tỉnh; ngoài các mô hình nuôi tôm như: mô hình đạt chứng nhận VietGAP, mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm…Tính đến tháng 6/2023, trên địa bàn huyện có 10 hộ/cơ sở nuôi có bể ương gièo với số lượng bể trên 60 bể, thể tích trên 20 nghìn mét khối đáp ứng điều kiện cho mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn.

Trước đây, tại các HTX trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên chủ yếu nuôi tôm quảng canh truyền thống, năng suất tôm đạt không cao. Với gần 2 ha mặt nước ao nuôi, HTX thiết kế 01 hệ thống các bể ương dưỡng trong nhà có mái che (mái che bằng lưới đen hoặc xanh); hệ thống ao nuôi giai đoạn 2, 3; hệ thống xử lý nước đầu vào, hệ thống xử lý chất thải/nước thải. Theo đó, khi con giống đem về được thả vào ao ương dưỡng chăm sóc khoảng 20 ngày. Sau đó, chuyển sang ao nuôi giai đoạn 2 khoảng 35 - 40 ngày.

Do thời gian lưu giữ nước ở giai đoạn này không quá lâu, nên ít phát sinh chất thải và khí độc dưới nền đáy giúp kích thích sự tăng trưởng của tôm, tôm sẽ lớn nhanh hơn trong thời gian ngắn. Khi tôm đã đạt trọng lượng từ 180 - 250 con/kg sẽ được chuyển sang giai đoạn 3 chờ thu hoạch và kết quả thu hoạch vụ 1 năm 2023 đã đạt 14 tấn, lợi nhuận trên 600 triệu đồng.

Mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ vi sinh và lọc nước tuần hoàn của anh Dương Quốc Khánh tại xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh cho sản lượng đạt hơn 10 tấn/ha, lợi nhuận trên 600 triệu đồng. Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn gồm 1 giai đoạn ương dưỡng, 2 giai đoạn nuôi. Theo đó, hệ thống ao nuôi gồm: ao ươm, ao nuôi giai đoạn 1 và ao nuôi giai đoạn 2. Các ao hình tròn hoặc vuông bằng khung sắt mạ kẽm để chống gỉ, lót bạt HDPE xung quanh.

Người nuôi sử dụng công nghệ vi sinh, diệt khuẩn và tảo để làm sạch môi trường cho ao. Mô hình cũng tiến hành sử dụng công nghệ lọc nước tuần hoàn (RAS) – là một trong những công nghệ nuôi tôm hiện đại tại Việt Nam hiện nay. Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm nước, tỷ lệ tôm sống cao, đạt trên 85%, có thể nuôi nhiều vụ trong năm (2 – 3 vụ), năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường, chất lượng tôm nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường nhờ xử lý triệt để phân, tạp chất, vi khuẩn trong nước.

Hiện có khá nhiều vùng nuôi tôm thâm canh, thâm canh công nghệ cao trên cát tại các huyện ven biển và thành phố Hà Tĩnh đang tích cực học tập nhân rộng mô hình hiệu quả trên. Theo tổng hợp của Chi cục Thủy sản, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 40 hộ/cơ sở nuôi có bể ương dưỡng (có mái che trong nhà) với số lượng 320 bể, thể tích trên 90 nghìn mét khối đáp ứng điều kiện cho nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn.

Các địa phương triển khai mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn cho hiệu quả kinh tế, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: VM. 

Tại Cà Mau, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn không chỉ giúp nông dân quản lý, kiểm soát tốt quá trình phát triển của tôm mà còn giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất chất lượng tôm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân theo hướng bền vững.  Tính đến đầu năm 2023, diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến của tỉnh đã đạt trên 176.270ha, diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, 3 giai đoạn đạt khoảng 67.000ha.

Trong điều kiện đất sản xuất ngày càng thu hẹp, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, môi trường bị ô nhiễm, gây bất lợi trong sản xuất, muốn nâng cao năng suất, sản lượng, cải thiện đời sống nhân dân không có cách nào khác hơn là đẩy mạnh phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật với nhân rộng mô hình.

Theo đánh giá của các chuyên gia và ngành chuyên môn, mặc dù ngành nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh ở Cà Mau có những hiệu quả nhất định, nhưng tính ổn định và công nghệ nuôi chưa cao; quy trình chưa thể ứng dụng với quy mô công nghiệp mà còn phụ thuộc thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên (nguồn nước, khí hậu...), trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, tay nghề của người nuôi... Ðặc biệt là vấn đề kiểm soát xả thải ra môi trường, đa số hộ nuôi tôm chưa thật sự nghiêm túc chấp hành. Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn được áp dụng thành công phần nào giúp ngành chức năng giảm bớt lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường nước. 

 

 

Bích Hà 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline