Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 09:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý rác thải sinh hoạt và nhựa

Thứ hai, 28/11/2022 02:11

TMO - Sau ba năm triển khai thực hiện, dự án mô hình cộng đồng quản lý chất thải sinh hoạt và nhựa tại 5 địa phương của Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về giảm nhựa sử dụng một lần, mở ra giai đoạn tiếp theo của dự án.

Dự án “Nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý chất thải sinh hoạt và nhựa tại 5 thành phố” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) triển khai (từ năm 2019-2022) nhằm xây dựng các mô hình tích hợp quản lý rác thải sinh hoạt và nhựa cấp địa phương tại một số khu vực trên địa bàn các tỉnh: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận, Bình Dương.

Dự án được triển khai bởi các tổ chức địa phương như Hội Nông dân và Hội Phụ nữ để xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng phân loại, thu gom, tái chế rác và làm phân compost. Ngoài các mô hình tại 5 thành phố, dự án cũng đã hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, thông qua việc hoàn thiện chính sách và kêu gọi các bên tham gia thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Sau 3 năm thực hiện, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và những hạn chế đi lại, dự án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. 5 mô hình quản lý rác thải sinh hoạt quy mô nhỏ hiệu quả đã được phát triển tại năm thành phố. Nhận thức của người dân và sự tham gia của các bên liên quan trong việc giảm lượng nhựa sử dụng một lần và tăng cường quản lý rác đã tăng lên 40%.

Tại Đà Nẵng, dự án đã xây dựng mô hình quản lý rác thải tổng hợp nhằm giảm lượng rác thải phát sinh và tối ưu hoạt động phân loại, tái chế tại nguồn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang. Ở Bình Định, xây dựng mô hình cộng đồng thu gom, phân loại, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại các xã, phường ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn.

Tại Đà Nẵng, dự án đã tối ưu hóa hoạt động phân loại, tái chế tại nguồn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang. 

Tại tỉnh Bình Thuận, dự án đã kết nối các nguồn lực trong việc giảm thiểu rác thải đại dương trên địa bàn huyện Phú Quý, Tuy Phong và thành phố Phan Thiết. Trong đó, tập trung ở các địa điểm phát sinh nhiều rác thải nhựa như: Cảng cá Phan Thiết, tuyến đường du lịch Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Phan Thiết); cảng cá Liên Hương, tuyến tàu du lịch từ đất liền bờ biển thị trấn Liên Hương ra Hòn Cau (huyện Tuy Phong); các xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải (huyện Phú Quý).

Đối với tỉnh Bình Dương, dự án đã triển khai tổ chức 183 lớp đào tạo, nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng về rác thải, với 10.434 người tham gia. Xây dựng được lớp  đào tạo nguồn) với chuyên đề: Quản lý tổng hợp, giảm thiểu rác thải;  mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình biến bãi rác thành vườn hoa; học tập phân loại rác tại nguồn và rác tái chế tại UBND phường Tân Bình; đồng thời học tập, tham quan thực tế mô hình tại khu xử lý chất thải rắn tập trung Nam Bình Dương.

Thành phố Dĩ An (Bình Dương) đã hoàn thành thiết kế in ấn, giao và lắp đặt cho khu vực thực hiện dự án là khu dân cư Biconsi gồm 1.600 logo, 28 pano, 1.000 tờ bướm với nội dung hướng dẫn thực hiện phân loại rác tại nguồn và giảm thiểu rác thải nhựa. Thành phố cũng đã hỗ trợ và giao 1.600 thùng rác cho người dân khu vực Biconsi thực hiện phân loại rác (trong đó có 800 thùng rác từ nguồn kinh phí của dự và 800 thùng do kinh phí của địa phương thực hiện),  tổ chức 3 lớp tập huấn về phân loại rác tại nguồn cho Tổ cộng đồng quản lý rác thải, đại diện người dân ở khu vực Biconsi với sự tham gia của hơn 150 người dân trong khu vực.

Đặc biệt, mô hình liên kết cơ sở và người thu gom phế liệu đã khảo sát, thành lập nhóm người thu gom phế liệu và cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn 3 phường Dĩ An, Đông Hòa và Tân Bình với 51 thành viên. Hiện thành phố đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công từng thành viên; tổ chức họp định kỳ hàng quý, đến nay được 3 kỳ. 

Tại tỉnh Quảng Ninh, dự án đã nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rác thải nhựa đặc biệt đối với hoạt động du lịch. Ảnh: BQN 

Tại tỉnh Quảng Ninh, dự án đã tổ chức 35 buổi tập huấn tại thành phố Hạ Long về phân loại rác thải và nhựa, với 6.000 người dân tham gia, bao gồm: thành viên các tàu cá, đại diện hộ dân, thanh thiếu niên, học sinh, thanh viên Chi hội thu mua ve chai, hộ kinh doanh cá thể, nhân viên một số doanh nghiệp. Hơn 100 tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã cam kết không sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần. Dự án đã tặng 30 xe đạp, 140 bộ quần áo bảo hộ, 100 đôi giày cho các lao động ve chai tại thành phố Hạ Long. Hỗ trợ về tài chính, Dự án đã thành lập một quỹ xoay vòng với số tiền 350 triệu đồng cho những người làm nghề ve chai có vốn để hoạt động.

Những kinh nghiệm thu được của dự án này còn giúp hình thành một dự án giai đoạn 2 về “Các mô hình quản lý chất thải tổng hợp và bao trùm thông qua trao quyền cho khu vực phi chính thức và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn”. Dự án mới sẽ triển khai và thử nghiệm các biện pháp can thiệp, bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho những người lao động phi Chính thức, một mô hình quản lý trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản và cách tiếp cận cấp hệ sinh thái đối với chuỗi giá trị thông qua việc thành lập cơ sở thu hồi nguyên vật liệu, được triển khai thí điểm tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2022-2024.

 

 

Nguyễn Hoàng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline