Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Nhân rộng mô hình chăn nuôi công nghệ cao, giảm phát thải

Thứ năm, 18/07/2024 14:07

TMO - Hiện nay nhiều doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ nuôi ở tỉnh Sóc Trăng đã tập trung phát triển các dự án, mô hình chăn nuôi công nghệ cao nhằm quản lý toàn diện chất thải, hướng đến giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường an toàn.

Tại tỉnh Sóc Trăng, ngoài việc ứng dụng công nghệ cao vào trồng cây ăn trái, canh tác lúa thì việc chăn nuôi cũng được doanh nghiệp chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại. Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2023 tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh là 475.862 con, tăng gần 19% so cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm 6,67 triệu con, tăng gần 3,7%. Là tỉnh có số lượng đàn gia súc gia cầm lớn nên việc quản lý chất thải từ đàn vật nuôi, hướng tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng là vấn đề được Sóc Trăng quan tâm, chú trọng.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, thời gian qua đơn vị đã tranh thủ các nguồn từ dự án như Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (ICRSL). Dự án Hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp (LCASP), thực hiện hỗ trợ người nuôi lợn cải tiến công nghệ, tái sử dụng chất thải, để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ.  

Chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh (Ảnh minh họa). 

Cụ thể, với nguồn lực từ Dự án ICRSL, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng được 158 mô hình áp dụng đệm lót sinh học. Đối với các hộ chăn nuôi tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới, đều được cán bộ thú y vận động thực hiện thu gom phân động vật vào hố ủ hoai để tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

Từ nguồn vốn của Dự án LCASP cũng đã hình thành trên 3.300 mô hình công trình khí sinh học (hầm biogas). Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ xây dựng thành công 2 mô hình quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi thông qua ứng dụng máy phát điện khí sinh học và máy tách phân cho trang trại chăn nuôi gia súc tại huyện Trần Đề và Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, các mô hình sử dụng máy phát điện khí sinh học quy mô trang trại hay mô hình sử dụng nước thải công trình khí sinh học làm phân bón cho cây trồng tại tỉnh Sóc Trăng cũng đã hiện hữu và đang được người dân ứng dụng rộng rãi.

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng đánh giá, nhìn chung các hoạt động thúc đẩy ứng dụng công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi, đang tạo ra những tín hiệu tích cực trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn. Qua đó, cải thiện môi trường nuôi về mùi hôi và tạo được nguồn thu nhập tăng thêm cho hộ nuôi thông qua việc tiết kiệm chi phí nhờ thay thế nhiên liệu khí sinh học, tăng nguồn năng lượng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh của ngành Chăn nuôi và Thú y.

Đặc biệt, hiện nay Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng đã thường xuyên, tăng cường hướng dẫn người nuôi ứng dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao hướng tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thông qua dự án, các hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm trong sản xuất khí sinh học đã được cải thiện giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại bền vững. Đồng thời tạo ra nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn.

Những mô hình, dự án trên được tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh triển khai nhằm hiện thực hoá nội dung trong Quyết định số 1693/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành phê duyệt về kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí metan) ngành NN&PTNT đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Theo quyết định này, đến năm 2030, Ngành NN&PTNT đảm bảo tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính tối thiểu đạt 121,9 triệu tấn các-bon tương đương. Đóng góp vào cam kết của Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tạo cơ sở cho phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành. Riêng đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi, ngành NN&PTNT chú trọng cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Thông qua việc sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua, nhằm giảm thiểu phát thải khí metan và nâng cao năng suất bò sữa, bò thịt.

Bên cạnh đó là ứng dụng phần mềm phân tích phối trộn thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và có mức phát thải thấp. Hay cải tiến công nghệ để tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ. Điển hình như ứng dụng công nghệ vi sinh trong ủ phân, công nghệ tách phân và nước tiểu trong chăn nuôi heo để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi.

Ngành chăn nuôi tại tỉnh ứng dụng công nghệ để tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ.  

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng cho biết, để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững, đơn vị tiếp tục phối hợp địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng, hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng chuỗi liên kết từng tổ, nhóm cùng sở thích, cùng chia sẻ, xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất chăn nuôi bài bản, đồng bộ. Vận động, tuyên truyền người chăn nuôi sản xuất theo định hướng, tín hiệu của thị trường. Khuyến cáo người chăn nuôi chọn giống vật nuôi an toàn sinh học, có lợi thế ở từng địa phương nhằm tăng giá trị sản phẩm, phù hợp với xu thế, thị hiếu người tiêu dùng.

Khuyến khích người chăn nuôi nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại; tập trung phát triển những loại vật nuôi có lợi thế như: lợn, bò, gia cầm; đa dạng hóa các loại vật nuôi để phát huy ưu thế từng vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường; áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, thực hành chăn nuôi tốt. Riêng đối với nhiệm vụ chuyên ngành, đơn vị sẽ tăng cường công tác tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm; triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển động vật; thanh tra chuyên ngành về giống, thức ăn, thuốc thú y... 

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng có ngành nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi, đóng vai trò quan trọng và thiết yếu, cung cấp nguồn thực phẩm cho hoạt động sống của con người. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường do phát thải lượng lớn khí nhà kính. Do đó việc giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất chăn nuôi trở thành ưu tiên trọng tâm trong hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Nếu giảm thiểu được sự phát thải khí nhà kính sẽ là tiền đề để tạo đà tăng trưởng bền vững  cho doanh nghiệp, trang trại và các chủ hộ hoạt động trong ngành chăn nuôi. 

 

 

Quốc Việt

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline