Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/12/2024 04:12

Tin nóng

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Thứ năm, 12/12/2024

Nhân rộng mô hình cánh đồng lúa một giống chất lượng cao

Thứ sáu, 26/07/2024 07:07

TMO - Nhằm giúp người dân canh tác lúa hiệu quả hơn, thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng lúa một giống chất lượng cao.

Tại huyện Chư Păh từ năm 2022 đến nay địa phương này đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia. Vụ mùa 2022, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Păh đã triển khai dự án cánh đồng lúa một giống chất lượng cao J02, HN6, ĐT100 tại các xã: Ia Ka, Ia Khươl, Ia Mơ Nông và Ia Phí.

Dự án có quy mô 490 ha với sự tham gia của 1.671 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 1,7 tỷ đồng. Người dân tham gia dự án được hỗ trợ giống lúa mới, vôi bột và tập huấn kỹ thuật. Kết quả, năng suất bình quân đạt 6-7 tấn/ha, cao hơn nhiều so với các giống lúa thuần trước đây.

Lãnh đạo xã Ia Ka (huyện Chư Păh) cho biết: Hàng năm, người dân trên địa bàn xã canh tác hơn 500 ha lúa nước. Do sử dụng giống cũ, tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất lúa thường đạt thấp. Từ năm 2022, khi người dân được hỗ trợ giống lúa HN6, năng suất đạt hơn 6 tấn/ha, tăng trên 30% so với giống lúa cũ. Khi không còn được Nhà nước hỗ trợ, người dân đã để lại giống lúa cho vụ sau hoặc đến các đại lý để mua lúa giống về gieo sạ. Mô hình này đã góp phần thay đổi phương thức canh tác của người dân, từng bước hướng đến thâm canh lúa bền vững.

Việc sản xuất theo mô hình cánh đồng lúa một giống chất lượng cao tại xã Ia Ka, huyện Chư Păh đem lại năng suất lúa cao hơn. 

Năm 2023, huyện Chư Păh tiếp tục hỗ trợ giống lúa HN6, ĐT100 cho 1.326 hộ dân ở các xã: Nghĩa Hưng, Chư Đang Ya, Hòa Phú, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, Nghĩa Hòa và thị trấn Ia Ly để gieo trồng trên diện tích 490 ha. Tổng kinh phí thực hiện chương trình này là 1,66 tỷ đồng. Hàng năm, người dân huyện Chư Păh canh tác 4.152 ha lúa (vụ mùa 2.342 ha, vụ Đông Xuân 1.610 ha, lúa rẫy 200 ha).

Vụ mùa 2024, huyện tiếp tục triển khai dự án cánh đồng lúa một giống chất lượng cao HN6, BC15 ở các xã: Ia Nhin, Ia Ka, Ia Mơ Nông, Ia Phí, Chư Đang Ya, Ia Kreng và thị trấn Phú Hòa. Tổng diện tích là 420 ha với 1.535 hộ dân tham gia. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 1,66 tỷ đồng. Như vậy, đến nay, huyện đã triển khai dự án cánh đồng lúa một giống chất lượng cao tại tất cả các xã, thị trấn. Qua đánh giá, các giống lúa mới rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đặc biệt, cho năng suất cao hơn so với giống chủ lực HT1 khoảng 3-5 tạ/ha và cao hơn năng suất trung bình của toàn huyện 4-6 tạ/ha.

Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 nghìn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất thắng lợi.

Vụ Đông Xuân 2023-2024, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ia Pa tiếp tục hỗ trợ giống lúa chất lượng cao TBR97 cho người dân gieo trồng theo mô hình cánh đồng một giống. Đây là giống lúa đã được đưa vào trồng khảo nghiệm tại địa phương và cho thấy khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Trung bình với  5 sào lúa TBR97, các hộ dân thu được 5 tấn, năng suất tăng 2-3 tạ/sào so với các giống lúa trước đây. Giá lúa đang dao động ở mức 9-11 nghìn đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg so với vụ trước. Sau khi trừ chi phí lãi khoảng 25 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. 

Bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc đưa giống mới chất lượng vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Ảnh: QT. 

Tại huyện Phú Thiện, diện tích lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 chỉ còn gần 5.000 ha, giảm 1.700 ha so với năm trước. Tuy nhiên, lúa vẫn là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới chất lượng vào sản xuất, nguồn nước dồi dào từ đại công trình thủy lợi Ayun Hạ đã góp phần giúp người dân trên địa bàn có vụ Đông Xuân bội thu.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Thiện: Hầu hết các cánh đồng trên địa bàn đều sử dụng một số giống lúa mới như: nếp 97, Đài Thơm 8, ST25, TBR97. Bên cạnh năng suất đạt cao thì giá lúa, nếp thời điểm hiện tại tăng so với năm trước 1.500-2.000 đồng/kg tươi. Giai đoạn 2021-2023, huyện Kbang xuất ngân sách hơn 2,448 tỷ đồng hỗ trợ hơn 94.937 kg giống lúa RVT, LTH31, OM4900, Hương Châu 6, Đài Thơm 8, Thiên Ưu 8, ADI168, VNR20 để người dân đưa vào sản xuất tập trung với tổng diện tích hơn 1.089 ha phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Huyện hỗ trợ những giống thuần đã được trồng thử nghiệm tại địa phương.

Qua khảo sát cho thấy, năng suất lúa đạt 5-6 tấn/ha, cao hơn 0,5-1 tấn/ha so với các giống cũ. Việc canh tác lúa theo mô hình cánh đồng một giống sẽ hạn chế sâu bệnh, tăng khả năng thụ phấn, khắc phục tình trạng lúa lẫn, hiệu quả kinh tế cao hơn 15-20% so với những cánh đồng trồng nhiều giống. Thời gian tới, huyện tiếp tục tìm kiếm, bổ sung vào cơ cấu giống của địa phương những giống lúa chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ canh tác của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số .

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết: Những năm qua, tỉnh đã tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi cũng như hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn. Nhờ đó, nhiều cánh đồng lúa nước lớn đã hình thành tại các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Đak Đoa, Ia Grai và Chư Prông. Đặc biệt, Sở đã mời các doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên sản xuất lúa giống chất lượng cao xây dựng mô hình sản xuất lúa thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Krông Pa, Ayun Pa, Chư Prông, Ia Grai, Đak Đoa…

Thời gian tới, bên cạnh nhân rộng các mô hình cánh đồng một giống mang lại hiệu quả kinh tế cao, địa phương tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa mới chất lượng cao. Từ đó, lựa chọn đưa vào gieo trồng đại trà những giống lúa thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt.   

 

 

Lê Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline