Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 17:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh ngày càng tăng do biến đổi khí hậu

Thứ tư, 24/07/2024 14:07

TMO - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa công bố báo cáo cho thấy, các khu rừng trên thế giới đang ngày càng dễ bị cháy rừng và sâu bệnh do biến đổi khí hậu.

Tại Phiên họp lần thứ 27 của Ủy ban Lâm nghiệp (COFO) đang được tổ chức từ ngày 22 - 26/7 tại trụ sở của FAO ở thủ đô Rome (Italy) đã thông qua báo cáo có tiêu đề “Tình trạng rừng thế giới năm 2024: Những đổi mới sáng tạo trong ngành lâm nghiệp hướng tới một tương lai bền vững hơn”. Báo cáo nêu rõ: Rừng và cây cối là thành phần thiết yếu của hệ thống nông nghiệp. Việc loại bỏ độ che phủ rừng, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới, làm tăng nhiệt độ cục bộ và phá vỡ kỷ lục lượng mưa theo cách làm tăng thêm tác động cục bộ của biến đổi khí hậu toàn cầu, với những hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn đối với năng suất nông nghiệp. 

Cháy rừng trên khắp thế giới đang dữ dội và thường xuyên hơn bao giờ hết, ngay cả ở những khu vực trước đây không bị ảnh hưởng. Chỉ riêng năm 2023, các vụ cháy rừng đã thải ra khoảng 6.687 megaton carbon dioxide. Cụ thể, FAO cho biết, các đám cháy ở vùng phương bắc ngay phía nam Bắc Cực đã đạt mức cao mới vào năm 2021 và chiếm gần 1/4 tổng lượng phát thải cháy rừng, tăng từ mức 10% trước đó. 

(Ảnh minh họa). 

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm cho rừng dễ bị tổn thương hơn trước các loài xâm lấn, côn trùng, sâu bệnh và mầm bệnh đe dọa sự phát triển và sinh tồn của cây. Tuyến trùng gỗ thông (một loại giun ký sinh) đã gây ra thiệt hại đáng kể cho rừng thông bản địa ở một số quốc gia trong khu vực châu Á, và các khu vực ở Bắc Mỹ được dự báo sẽ đối mặt với thiệt hại nặng nề do côn trùng và dịch bệnh vào năm 2027. Trong khi đó, sản lượng gỗ toàn cầu vẫn ở mức kỷ lục. Sau một thời gian ngắn sụt giảm trong đại dịch COVID-19, sản lượng đã quay trở lại ở mức khoảng 4 tỷ mét khối mỗi năm.

Gần 6 tỷ người sử dụng lâm sản ngoài gỗ và 70% người nghèo trên thế giới dựa vào các loài hoang dã để làm thực phẩm, thuốc, năng lượng, thu nhập và các mục đích khác. Các dự báo chỉ ra, nhu cầu gỗ tròn toàn cầu có thể tăng lên tới 49% trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2050.

Đối mặt với những thách thức như vậy, báo cáo của FAO cho rằng, đổi mới sáng tạo trong ngành lâm nghiệp đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). FAO cho rằng khoa học có thể giúp giải quyết những thách thức này và xác định 5 sự đổi mới gồm: công nghệ, xã hội, chính sách, thể chế và tài chính sẽ giúp nâng cao tiềm năng của rừng nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu. Một trong những ví dụ về sự đổi mới trên là sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu và tài trợ đổi mới cho việc bảo tồn rừng.

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline