Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 03:11
Chủ nhật, 16/10/2022 09:10
TMO - Để hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước.
Giải pháp tạm thời
Theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, đa dạng hóa nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nguyên liệu truyền thống và giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Ngoài ra, cân đối khẩu phần ăn cho chăn nuôi tối ưu nhất; sử dụng chất phụ gia trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hiệu quả hơn; quản trị tốt nguyên liệu, giảm tối đa chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến của thị trường nguyên liệu thế giới để có chiến lược mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dữ trữ. Áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ số trong sản xuất và quản lý để giảm các chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Các chuyên gia cho rằng việc tận dụng phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp không những giúp tăng nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi mà còn tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi về chuồng trại, thiết bị, con giống, quản trị để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi. Tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại chỗ để làm thức ăn chăn nuôi (thức ăn xanh, phụ phẩm nhà bếp, nhà hàng)…
Với các cơ quan quản lý, tiến hành cải cách hành chính để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong hoạt động kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Đồng thời, thông tin, dự báo kịp thời về giá và thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước và thế giới. Tăng cường kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi khi giá nguyên liệu tăng để kịp thời ngăn chặn thức ăn chăn nuôi giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi.
Giải pháp lâu dài
Các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước. Trong đó, quy hoạch để chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt sang trồng cây thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn…). Khuyến khích doanh nghiệp tổ chức sản xuất trồng ngô, sắn theo hình thức hợp tác xã, trong đó, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi thu mua ngô, sắn của nông dân với giá ổn định. Tăng cường mối liên kết giữa cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với cơ sở xay xát, kinh doanh thóc gạo để thu mua tấm, cám gạo làm thức ăn chăn nuôi. Quy hoạch và khuyến khích xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm… để tạo điều kiện cho việc thu gom và chế biến các nguồn phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi.
Theo các chuyên gia, cần có chính sách khuyến khích áp dụng hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào thu gom, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, có chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng,… Đặc biệt là chính sách khuyển khích xây dựng vùng trồng cây thức ăn chăn nuôi (ngô lấy hạt, ngô sinh khối, trồng cỏ….).
[Nguồn nguyên liệu chăn nuôi] Vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu
Lý Lan
Bình luận