Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Người Xơ Đăng làm du lịch

Chủ nhật, 21/05/2023 06:05

TMO - Làng Vi Rơ Ngheo thuộc xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum hơn 300 nhân khẩu người dân tộc thiểu số Xơ Đăng trở thành làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông, sau làng du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen, nhằm đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm cho du khách.

Làng Vi Rơ Ngheo nằm ven bờ sông Đăk SNghé, giáp lòng hồ Thủy điện Thượng Kon Tum, được bao bọc bởi 5 dãy núi Ngọc Ruông với những cánh rừng nguyên sinh có hệ sinh thái phong phú, đặc sắc. Vi Rơ Ngheo còn lưu giữ những nét đặc trưng riêng về kiến trúc của một ngôi làng người Xơ Đăng cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống, phong cảnh thiên nhiên đẹp và hấp dẫn.

Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông. Ảnh: VNN. 

Làng còn lưu giữ được nhiều lễ nghi truyền thống như: Mừng lúa mới, Lúa thừa, Nhà rông, Đâm trâu, Cúng giọt nước… Bà con làng Vi Rơ Ngheo có khoảng 28% ngôi nhà sàn được làm theo đúng truyền thống của người Xơ Đăng và hàng trăm kho lúa của bà con nơi đây mang đậm văn hóa truyền thống còn lưu trữ. Các ngôi nhà đều lưu giữ những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa đa dạng với những kiến trúc độc đáo gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Xơ Đăng.

Làng Vi Rơ Ngheo trồng rất nhiều hoa phong lan được người dân mang từ rừng về. Ảnh: TT. 

Vi Rơ Ngheo được xem là “thiên đường” của hoa địa lan, với một đồi lan bản địa và hoa được người dân trồng trên các bờ rào, cổng nhà… tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp cho một ngôi làng nằm giữa núi rừng Tây Nguyên. Không chỉ trồng, gieo ươm địa lan tại nhà, người dân Vi Rơ Ngheo đã và đang nêu cao ý thức bảo vệ nguồn gien giống lan bản địa bằng cách mang những giống lan trồng trên 5 quả đồi quanh làng. Địa lan được người dân sưu tầm mang về trồng tự nhiên dưới tán rừng, trồng dọc lối đi lên núi, kết hợp với những loại hoa rừng tự nhiên  đỗ quyên, hoa mua, hoa sim… tạo nên sự đa dạng trong sắc hoa để phục vụ du khách thích trải nghiệm khi đến với Vi Rơ Ngheo.

Để phục vụ du khách đến với Vi Rơ Ngheo, làng đã chọn 5 hộ có điều kiện, ở nhà sàn truyền thống đủ điều kiện để đón khách du lịch bằng cách làm homestay. Các nhà đều có cảnh quan, tầm nhìn đẹp. Nhà thiết kế theo phong cách truyền thống, có cửa sổ mở ra ruộng, nhìn ra những khu cánh đồng, sông suối.

Du lịch cộng đồng tại làng Vi Rơ Ngheo góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Ảnh: PN. 

Sau hơn 3 năm thực hiện việc xây dựng làng Vi Rơ Ngheo trở thành làng du lịch cộng đồng, đến nay, làng đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông, sau làng du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng du lịch của huyện Kon Plông, tạo ra các làng du lịch “vệ tinh” cho thị trấn Măng Đen, đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm cho du khách, tạo không gian kết nối giữa các làng du lịch cộng đồng, giá trị kinh tế cho văn hóa của các dân tộc thiểu số bản địa.

Du khách đến tham quan tại các điểm du lịch cộng đồng được tìm hiểu về kiến trúc nhà rông, nhà sàn; tìm hiểu cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của đồng bào; cùng chế biến và thưởng thức những món ăn mang đậm phong vị của người địa phương như cơm lam, gà nướng, cá sông nướng trên than củi và trong ống lồ ô, măng le, lá mì, rau rừng; hòa mình vào không gian cồng chiêng Tây Nguyên... Hoạt động du lịch sẽ tạo thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương. 

 

 

Hà Phương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline