Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 00:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Người trồng rừng thiệt hại nặng do keo chết hàng loạt

Chủ nhật, 16/04/2023 19:04

TMO - Nhiều hộ dân trồng keo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang cắt bỏ cả vườn keo nhiễm bệnh vì cây keo chưa đến tuổi thu hoạch.

Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có khoảng 430 ha cây keo bị bệnh, giai đoạn cây từ 1 - 3 tuổi, tỷ lệ chết cây từ 2 - 20%, nơi cao từ 30 - 40%. Nếu như những năm trước, keo bị bệnh chết chỉ lác đác ở một số địa phương và chỉ xuất hiện ở khu vực thấp trũng thì năm nay bệnh nấm đã lan ở 10 địa phương gồm: Nghĩa Hành, Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Sơn Tây, Sơn Hà, Bình Sơn, Minh Long và thị xã Đức Phổ.

Keo chết hàng loạt do nhiễm bệnh. 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi, sau quá trình kiểm tra thực tế và lấy mẫu gửi Trung tâm bảo vệ thực vật miền Trung để kiểm tra, xác định nguyên nhân là do nhiễm nấm Ceratocystis sp. Cây bị bệnh có triệu chứng điển hình là thân hoặc cành có những vết loét, nứt thân xì mủ. Phần gỗ ở vị trí vết bệnh bị biến màu, gỗ thường bị chuyển sang màu nâu đen hoặc màu xanh đen. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra các đợt mưa kéo dài, từ các điểm tổn thương trên cây keo, nấm đã xâm nhập gây hại và lan rộng.

Ngoài ra, nguồn gốc nấm bệnh cũng được xác định bắt đầu từ những diện tích rừng lâu năm, trong quá trình khai thác, trồng lại nhiều chu kỳ khiến cho mầm bệnh lưu trú, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi là nấm phát triển nhanh, gây hại trên cây non. Ngoài ra, cũng không loại trừ nguyên nhân người dân trồng mật độ quá dày và nguồn cây giống không đảm bảo chất lượng.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi khuyến cáo, người trồng keo nên chặt tỉa những cành nhỏ để rừng cây thông thoáng và phun thuốc phòng bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời vì diện tích nhiễm bệnh quá lớn, cần áp dụng biện pháp thủ công để khoanh vùng, dập dịch ngăn không cho bệnh lan rộng. Đối với diện tích keo trồng mới, người trồng cần lựa chọn cây giống tốt, có khả năng chống chọi với các loại bệnh. Đồng thời theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, khi thấy cây xuất hiện mầm bệnh, cần tiến hành cắt bỏ, tiêu huỷ cành, lá bị bệnh và phun hóa chất diệt trừ nấm.

 

 

Khanh Sang

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline