Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 09:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Người Nùng giữ rừng (Phần 1)

Chủ nhật, 28/11/2021 19:11

TMO - Theo hương ước, người dân trong thôn không được chặt phá cây trong những khu rừng chung, phải tích cực trồng cây gây rừng, nếu ai vi phạm những điều cấm ấy sẽ bị phạt theo lệ thôn. Ngoài ra, người dân trong thôn luôn thể hiện tinh thần, trách nhiệm bảo vệ khu rừng chống kẻ xấu từ nơi khác vào chặt phá.

Một ngày gần đây, chúng tôi được các cụ cao niên trong thôn Cốc Cáng, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương (Lào Cai) kể bao điều. Từ chuyện những ngày đầu tiên người Nùng về đây lập làng đến chuyện người Nùng khai hoang, mở đất, phát triển kinh tế qua bao đời để có cuộc sống no ấm như ngày hôm nay bên những rừng lát hoa.

Cánh rừng xanh tốt ở Cốc Cáng.

Theo tiếng Nùng, Cốc Cáng có nghĩa là gốc cam. Trước đây, bản có cây cam rất to, mỗi năm cho nhiều trái ngọt cả làng ăn không hết. Không biết được trồng từ khi nào, nhưng với người Cốc Cáng, cây cam to ở đầu làng như là ngọn hải đăng để những người đi xa cứ theo hướng đó trở về là đến với bình yên.

Dìn Chin từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất khô khát, nên những núi đồi đất đá rất cằn khô, ít cây gỗ lớn, chủ yếu là cây cỏ bụi. Nhưng thật ngạc nhiên, khi trên vùng đất khô khát này vẫn có một Cốc Cáng xanh mát với hàng chục ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng cấm là các loài gỗ quý đến cả chục, cả trăm năm tuổi. Đứng từ bản của người Nùng nhìn lên là những cánh rừng xanh thẫm sừng sững như bức tường thành ôm trọn bản làng. Cốc Cáng là thôn có nhiều rừng nhất xã.

Anh Vàng Chẩn Hùng, Bí thư Chi bộ thôn Cốc Cáng bộc bạch: Cũng giống như các tộc người thiểu số khác, người Nùng bao đời nay gắn bó với núi rừng. Thời mở đất, người Nùng cũng chọn những nơi bằng phẳng, tiện canh tác để khai hoang phục vụ cho sản xuất, tuy nhiên vẫn cân bằng giữa khai thác và gây dựng, giữ gìn… Chẳng thế mà ngay giữa trung tâm thôn là cánh rừng cấm rộng hơn 1 ha với vô vàn cây gỗ lớn. Cánh rừng được người dân Cốc Cáng từ đời này qua đời khác bảo vệ, nâng niu như báu vật, coi đó là linh hồn của cả thôn.

Để gìn giữ những cánh rừng xanh, theo hương ước, người dân trong thôn không được chặt phá cây trong những khu rừng chung, phải tích cực trồng cây gây rừng, nếu ai vi phạm những điều cấm ấy sẽ bị phạt theo lệ thôn. Và để giám sát thực hiện, tại buổi cúng rừng đầu năm, 137 hộ của thôn bầu ra tổ bảo vệ rừng gồm 3 thành viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn và công an viên. Tổ bảo vệ rừng thôn Cốc Cáng năm nay là các anh Vàng Chẩn Hùng, Hoàng Chẩn Cương và Hoàng Văn Khinh. Cùng với 3 thành viên của tổ, mỗi gia đình trong thôn lại cắt cử luân phiên nhau trong những buổi tuần rừng. Công việc đầu tiên của các thành viên  tham gia là vận động mọi người trong chính gia đình mình không chặt phá cây rừng hoặc đốt rừng làm nương, đồng thời tích cực phủ trống diện tích rừng của chính gia đình mình. Một nhiệm vụ nặng nề hơn cả đó là kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành động phá rừng của kẻ xấu.

Theo chân tổ bảo vệ rừng, chúng tôi vào khu rừng cấm Cốc Cáng. Thật tuyệt vời, khi vừa nãy đi giữa con đường trục thôn gió thổi bay phần phật, nhưng chỉ toàn khí nóng, khô rát, vừa bước chân vào cửa rừng đã “nghe” một luồng khí mát tỏa ra, cây lá vi vu. Khẽ bước chân trên tầng lá mục, tôi thấy trong người khoan khoái, dễ chịu lạ thường. Càng đi sâu vào trong rừng càng nhiều cây to, có cây đã cả trăm năm tuổi, vỏ sù sì, gốc to vài người ôm. Đã nhìn thấy nhiều đồ vật làm từ các loại gỗ quý, nhưng được các anh trong tổ chỉ tường tận từng loại cây đó trong tự nhiên, tôi không khỏi trầm trồ, nào là lát hoa, nghiến, đinh, sến… Cây nào cũng cao, to, vượt lên tận trời xanh. Nằm ngay giữa trung tâm thôn nhưng ngay cả những thân cây 2 vòng người ôm bị đổ cũng vẫn còn nguyên dưới tán rừng. Thế mới thấy ý thức giữ rừng của người dân nơi đây.

(còn nữa)

Hoàng Công Du

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline