Hotline: 0941068156

Thứ tư, 09/10/2024 05:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ tư, 09/10/2024

Người Khơ Mú (Lai Châu) giữ gìn nghề đan lát

Thứ hai, 23/09/2024 08:09

TMO - Từ nhiều đời nay, người Khơ Mú ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu thường đan lát phục vụ trong sinh hoạt gia đình, đến nay các sản phẩm đan lát truyền thống của người dân Khơ Mú nơi này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và đang dần trở thành sản phẩm du lịch.  

Huyện Than Uyên có 10 dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng, Hoa… Tuy là đồng bào có số dân ít, chiếm khoảng 3% dân số toàn huyện, thế nhưng người Khơ Mú là một trong 4 dân tộc tiêu biểu ở địa phương có kho tàng văn hoá đặc sắc, phong phú và đa dạng. Nếu ai tới huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu vào những dịp Lễ Tết sẽ không khó bắt gặp hình ảnh các bà, các chị người Khơ Mú ngồi đan lát… ở không gian văn hóa của dân tộc. Nhiều khách du lịch người Việt hay thậm chí người nước ngoài tới đây đều rất tò mò, thích thú và không ít du khách đã mua các sản phẩm đan lát này về làm quà cho người thân. 

Người Khơ Mú ở Than Uyên hiện nay sinh sống tập trung ở các bảnThẳm Phé (Mường Kim), Bản Mè (Ta Gia) và Noong Ỏ, Noong Ma (Tà Hừa). Theo người dân Khơ Mú, không ai biết nghề đan lát có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ đàn ông đến phụ nữ đều biết làm nghề đan lát. Từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: tre, trúc, giang… dưới đôi bàn tay khéo léo của mỗi người mà tạo nên những sản phẩm đan lát rất đẹp mắt, bền, chắc để phục vụ đời sống thường nhật. Nghề đan lát được bà con dân tộc Khơ Mú gìn giữ, truyền từ đời này sang đời khác, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, hữu ích trong đời sống hàng ngày.

Người dân tộc Khơ Mú, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu vẫn giữ gìn, bảo tồn nghề đan lát truyền thống. 

Từ xa xưa, cuộc sống hàng ngày của người Khơ Mú gắn liền với việc làm nương rẫy, đánh bắt cá nên cần nhiều nông cụ phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Từ những vật liệu thông dụng của cây tre, nứa, giang… dưới đôi tay khéo léo người Khơ Mú đã tạo nên các vật dụng để phục vụ cuộc sống như sọt, sàng, gùi, đó… hay còn gọi là Đỏng, Phộ, Ca thi, Ca dọn… rất đẹp.

Theo dòng chảy của thời gian, nghề đan lát trở thành nghề thủ công truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Khơ Mú. Mặc dù, xã hội hiện đại phát triển, kèm theo đó là những sản phẩm như rổ, rá, đồ đựng lúa được làm từ nhựa, vừa rẻ, đẹp, tiện dụng; thế nhưng bà con người Khơ Mú vẫn tranh thủ những lúc nông nhàn để đan lát. Đặc biệt là vào dịp lễ, tết, ngày hội của dân tộc, nhân dân các bản cùng nhau thi tài làm các đồ dùng sinh hoạt để xem ai khéo tay, đan nhanh hơn. Bởi với họ nghề đan lát là văn hoá, tình yêu của đồng bào luôn hướng về cội nguồn dân tộc.

Người dân Khơ Mú chú trọng truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho thế hệ trẻ. Ảnh: ND. 

Hiện nay chính quyền địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch mở các lớp dạy nghề để bảo tồn, phát huy nghề đan lát. Hoạt động này không chỉ là bảo tồn giá trị văn hóa mà còn gìn giữ nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Khơ Mú.

Có thể nói, nghề đan lát không chỉ là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, mà còn là nét văn hóa riêng biệt, độc đáo cần được khôi phục, bảo tồn góp phần nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng và tự hào để bản sắc văn hóa của dân tộc không bị mai một cùng với thời gian.

Đồng thời còn là yếu tố quan trọng góp phần quảng bá, giới thiệu về hình ảnh thiên nhiên, con người, tiềm năng và các sản phẩm của đồng bào phục vụ cho du lịch, từ đó phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Qua đó, không chỉ phát huy giá trị nghề truyền thống dân tộc mà còn giúp người dân có việc làm, nâng cao nguồn thu nhập; thu hút du khách từ khắp nơi về du lịch ở Than Uyên cũng như tỉnh Lai Châu. 

 

Thu Hồng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline