Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 12:01
Thứ hai, 07/11/2022 02:11
TMO - Nhằm đánh giá các hệ sinh thái rừng tự nhiên, giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học...tỉnh Quảng Ninh đang nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập Khu bảo tồn loài – Sinh cảnh Quảng Nam Châu, đồng thời khảo sát diện tích đất trồng quy hoạch là rừng phòng hộ, đặc dụng để xác định diện tích có khả năng phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Đề án thành lập Khu bảo tồn loài - Sinh cảnh Quảng Nam Châu có quy mô gần 17.000 ha nằm trên địa bàn 7 xã, thuộc 3 huyện Bình Liêu, Hải Hà và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Nhằm đánh giá các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học; đánh giá được điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch, dịch vụ, an ninh quốc phòng và xây dựng được các chương trình hoạt động phù hợp làm cơ sở để xác định phạm vi, ranh giới khu bảo tồn loài – sinh cảnh.
Khu bảo tồn loài - Sinh cảnh được quy hoạch tại vùng rừng già Quảng Nam Châu, thuộc vùng núi miền Đông của Quảng Ninh. Quảng Nam Châu là tên chung vùng rừng núi rộng lớn với 3 đỉnh cao tạo thế chân kiềng gồm: Đỉnh Quảng Nam Châu cao 1.507m, Cao Xiêm cao 1.330m, Ngàn Chi cao 1.166m. Theo địa lý Quảng Nam Châu thuộc phía Đông cánh cung Đông Triều, cánh phía Tây gồm dãy Yên Tử đỉnh cao 1.068m và dãy Thiên Sơn đỉnh Am Vát cao 1.094m.
Trong đó, diện tích đất trồng cây quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để xác định diện tích có khả năng phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025. Theo đó, diện tích đất trống quy hoạch phát triển rừng đặc dụng sau rà soát là 1.487,62ha, tăng 84,89ha so với trước rà soát. Tổng diện tích đất trống có khả năng quy hoạch phát triển rừng phòng hộ được xác định đưa vào kế hoạch trồng rừng là 1.855,02ha.
Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh nghiên cứu hoàn thiện đề án Đối với đề án thành lập Khu bảo tồn loài – Sinh cảnh Quảng Nam Châu
Đối với đề án thành lập Khu bảo tồn loài – Sinh cảnh Quảng Nam Châu tỉnh Quảng Ninh UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, đơn vị tư vấn và các sở, ngành, đơn vị liên quan cần phân tích đánh giá được tính khoa học, thực tiễn và tương lai của đường ranh giới để phát huy được giá trị tự nhiên và đảm bảo công tác quản lý phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Cần bổ sung phân tích kỹ và làm rõ về quy chế quản lý giữa các đơn vị, kinh phí quản lý hoạt động và hoạt động xây dựng mạng lưới giải pháp đào tạo, áp dụng công nghệ, bảo tồn, tuyên truyền trong quá trình thực hiện.
Đối với nhiệm vụ khảo sát diện tích đất trồng quy hoạch là rừng phòng hộ, đặc dụng để xác định diện tích có khả năng phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát lại chính xác diện tích đất trồng nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng, phân nhóm nhằm đánh giá trồng loại cây cho phù hợp.
Nghiên cứu, đánh giá, những diện tích đã trồng nhưng không thành rừng để có phương án xử lý, đảm bảo trồng rừng thành công. Nhanh chóng hoàn chỉnh kế hoạch trồng rừng thay thế, gắn với công tác rà soát, kiểm kê rừng. Đồng thời, làm việc và phối hợp chặt chẽ với các địa phương, kiểm lâm đề xuất điều chỉnh quy hoạch về 3 loại rừng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí trồng rừng.
Với độ cao tuyệt đối từ 200 đến 1.500 m so với mặt nước biển, bao gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Đỉnh núi cao nhất trong khu vực được ghi nhận là đỉnh Quảng Nam Châu với 1.507 mét, các khu vực thấp hơn thường từ 600 đến 1.000 mét so với mực nước biển. Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các dãy núi dài, liên tục, được bao phủ bởi thảm thực vật rừng tự nhiên, với tổ hợp loài đa dạng và phong phú.
Khu vực Quảng Nam Châu có hệ thống sông suối khá dày đặc như: Sông Ka Long, sông Tấn Mài, sông Tài Chi và nhiều sông suối nhỏ khác. Nhìn chung, hệ thống sông suối chảy từ hướng Tây Bắc ra Đông Nam và đổ ra biển. Đây là nguồn nước ngọt có trữ lượng lớn, bền vững, đồng thời cũng là nơi có trữ lượng nguồn nước ngầm khá lớn, đáp ứng cơ bản được nhu cầu tại chỗ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương. Việc đảm bảo và duy trì nguồn nước ngầm, hạn chế tối đa dòng chảy mặt có liên quan nhiều tới vai trò của hệ thống rừng phòng hộ tự nhiên trong khu vực Quảng Nam Châu. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hơn diện tích rừng tự nhiên này.
Hạnh Nguyễn
Bình luận