Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 09:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Ngày Môi trường Thế giới 2024: Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

Thứ tư, 05/06/2024 14:06

TMO - Ngày Môi trường Thế giới năm nay có chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa". Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để xanh hóa sa mạc và khôi phục đất đai.  

Trong 5 thập kỷ qua, kể từ khi được Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) thành lập vào năm 1972, Ngày Môi trường thế giới, được tổ chức hàng năm vào ngày 5/6, đã phát triển thành một trong những nền tảng toàn cầu lớn nhất để tiếp cận môi trường. Hàng chục triệu người tham gia trực tuyến và thông qua các hoạt động, sự kiện và hành động trực tiếp trên khắp thế giới. 

Theo Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu. Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000; nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050.

Phục hồi đất là một trụ cột chính trong Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021 - 2030), một lời kêu gọi tập hợp để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới, điều này rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững. Đây là lý do tại sao Ngày Môi trường thế giới năm 2024 tập trung vào việc phục hồi đất đai, ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa và xây dựng khả năng chống chịu hạn hán. 

Phục hồi đất là một trụ cột chính trong Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc. 

Trong thông điệp nhân Ngày Môi trường thế giới năm 2024, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhận định, trên toàn thế giới, một hỗn hợp độc hại của ô nhiễm, hỗn loạn khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học đang biến những vùng đất khỏe mạnh thành sa mạc,.. chúng đang tàn phá rừng và đồng cỏ, đồng thời hủy hoại sức mạnh của đất đai trong việc hỗ trợ hệ sinh thái, nông nghiệp và cộng đồng. Điều đó đồng nghĩa với mùa màng thất bát, nguồn nước biến mất, nền kinh tế suy yếu và các cộng đồng gặp nguy hiểm, trong đó những người nghèo nhất bị ảnh hưởng nặng nề nhất.  

Qua đó, ông António Guterres kêu gọi các quốc gia cần thực hiện tất cả cam kết để khôi phục các hệ sinh thái và đất đai bị suy thoái, cũng như trên toàn bộ Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal; cần sử dụng kế hoạch hành động về khí hậu quốc gia mới để đặt ra cách ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng vào năm 2030; đồng thời tăng quy mô tài chính một cách mạnh mẽ để hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng với thời tiết khắc nghiệt, bảo vệ thiên nhiên và hỗ trợ sự phát triển bền vững.

Thời gian qua, nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để xanh hóa sa mạc và khôi phục đất đai. Thành phố Almeria ở miền Nam Tây Ban Nha từng được mệnh danh là vựa rau củ của châu Âu. Với 40.000 ha nhà kính, mỗi năm Almeria sản xuất hàng nghìn tấn cà chua, ớt, bí xanh và dưa chuột.

Tuy nhiên, hiện tượng nóng lên toàn cầu cùng với phương thức sản xuất thâm canh đang là nguyên nhân khiến nguy cơ sa mạc hóa ngày càng tăng tại thành phố này. Trước thực tế này, nhiều nông dân ở Almeria đã áp dụng phương pháp canh tác mới như sử dụng phân chuồng thay vì phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu, hạn chế cày xới để bảo vệ đất, che phủ đất để giữ độ ẩm nhằm đảm bảo trồng trọt hiệu quả mà không làm xói mòn đất.

Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã phát triển thành công giống lúa nước nhân giống nhanh trong nhà kính trên sa mạc ở Hòa Điền, Tân Cương trong lần thử nghiệm đầu tiên. Loại lúa này từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch chỉ mất 75 ngày - giảm khoảng 40% so với lúa trồng trên các cánh đồng truyền thống. Nhóm các nhà nghiên cứu đã tận dụng nguồn năng lượng mặt trời dồi dào ở những khu vực sa mạc, áp dụng các biện pháp như canh tác không cần đất nhiều lớp theo chiều dọc và kiểm soát nguồn ánh sáng nhân tạo giúp lúa phát triển. 

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã xây dựng một trang trại rộng 400ha ở thị trấn Mleiha của sa mạc Sharjah để trồng lúa mì và sử dụng nước khử muối để tưới tiêu. Trang trại sử dụng trí tuệ nhân tạo và hình ảnh nhiệt để thu thập dữ liệu về thời tiết và thổ nhưỡng nhằm điều chỉnh tốc độ tưới và theo dõi quá trình tăng trưởng của cây trồng. Trang trại cũng bao gồm các cánh đồng thử nghiệm 35 loại lúa mì khác nhau từ khắp nơi trên thế giới trải rộng trên 2ha để tìm hiểu khả năng phù hợp đất và thời tiết của UAE. 

 

 

Lê Diệp 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline