Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 17:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Ngành vận tải biển quốc tế nỗ lực giảm khí thải carbon

Thứ ba, 14/06/2022 16:06

TMO - Liên minh châu Âu (EU) đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang ngành vận tải biển số hóa và thân thiện với môi trường. Theo đó, EU hỗ trợ các nhà chế tạo thiết bị, các hãng đóng tàu, ngành logistics, ngành cung cấp nhiên liệu, dịch vụ và cảng biển tiến hành nghiên cứu và đầu tư.

Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thống kê, hơn 90% lượng hàng hóa giao dịch trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Theo ước tính, năm 2018, ngành vận tải biển phát thải hơn một tỷ tấn CO2, chiếm gần 3% lượng khí thải toàn cầu do hoạt động của con người gây ra.

Ðến năm 2050, lượng khí thải này được dự báo sẽ tăng từ 90% đến 130% so mức năm 2008, đe dọa các mục tiêu của Thỏa thuận Paris hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2°C và những nỗ lực quốc tế hướng tới mức tăng chỉ 1,5°C.

Vì vậy vận tải biển cần là ngành dẫn đầu trong những nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Năm 2021, IMO đã nhất trí mục tiêu đến năm 2030, giảm lượng khí thải carbon của ngành 40% so với năm 2008.

Ảnh minh họa 

Chiến lược ban đầu của IMO về giảm phát thải carbon do tàu biển đã được thông qua năm 2018, đưa ra cam kết giảm mức độ phát thải carbon trên mỗi chuyến tàu vận tải xuống ít nhất 40% vào năm 2030, nỗ lực hướng tới giảm 70% vào năm 2050 và tổng lượng phát thải carbon hằng năm từ ngành vận tải biển quốc tế giảm ít nhất 50% vào năm 2050, so mức năm 2008.

Ðể đạt được mục tiêu nêu trên, IMO sẽ áp dụng chỉ số hiệu quả năng lượng tiêu thụ (EEXI), đồng thời thiết lập chỉ số và xếp hạng mức độ phát thải hằng năm (CII). Các tàu được đánh giá về hiệu suất năng lượng theo thang điểm, trong đó tàu chạy bằng nhiên liệu có thành phần carbon thấp sẽ được đánh giá cao hơn tàu tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch. Các nhiên liệu tiềm năng cho tương lai ngành vận tải biển bao gồm: amoniac, nhiên liệu sinh học, điện, pin năng lượng, hydro, methanol, gió.

Năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua loạt đề xuất về lập pháp để thực hiện Thỏa thuận Xanh châu Âu, đề ra mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030, so mức năm 1990, qua đó hướng tới trở thành lục địa trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2050.

Một số đề xuất của EU để giải quyết tác động khí hậu của ngành vận tải biển, bao gồm: mở rộng Hệ thống mua bán quyền phát thải của EU (ETS); thúc đẩy nhu cầu đối với nhiên liệu tái tạo và carbon thấp trên biển; thúc đẩy cơ sở hạ tầng nhiên liệu thay thế; đẩy nhanh cung cấp năng lượng tái tạo ở EU; sửa đổi cách đánh thuế năng lượng hiện có…

 

Hiếu Đoàn 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline