Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 07:11
Thứ tư, 27/03/2024 19:03
TMO - Việt Nam hiện có khoảng 50 loại khoáng sản, với khoảng 5.000 mỏ quy mô khác nhau đang hoạt động (Bộ cấp 600 giấy phép, còn lại là địa phương), công nghiệp khai thác mỏ chiếm gần 5% tổng GDP. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng mỏ vẫn chưa hiệu quả, đã gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm qua. Nguyên nhân là bởi hệ thống pháp luật vẫn có những điểm chưa phù hợp, hệ thống giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ.
Theo các chuyên gia, nhu cầu về địa chất khoáng sản trong tương lai là không hề nhỏ, với quá trình chuyển dịch năng lượng, ngành khai khoáng và kim loại trên toàn cầu cần nguồn đầu tư khoảng 1,7 nghìn tỷ USD trong thời gian tới để đảm bảo đủ nguồn cung đồng, coban, niken và các kim loại quan trọng khác.
Tại Việt Nam, theo các chuyên gia, tài nguyên địa chất, khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời là nguồn dự trữ lâu dài cần được quản lý tập trung, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững. Hiện Việt Nam có khoảng 50 loại khoáng sản, với khoảng 5.000 mỏ quy mô khác nhau đang hoạt động (Bộ cấp 600 giấy phép, còn lại là địa phương), công nghiệp khai thác mỏ chiếm gần 5% tổng GDP. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng mỏ vẫn chưa hiệu quả, đã gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm qua. Nguyên nhân là bởi hệ thống pháp luật vẫn có những điểm chưa phù hợp, hệ thống giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ.
(Ảnh minh họa)
Để tài nguyên khoáng sản đóng góp nhiều hơn, có chất lượng hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước các chuyên gia cho rằng, nền móng để tạo đà tăng trường cho ngành khai khoáng chính là hoàn thiện hành lang pháp lý về địa chất, khoáng sản. Cần xây dựng khung pháp lý và chính sách rõ ràng, hiện đại và thực chất, bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động phát triển và vận hành mỏ. Luật cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục bất cập trên thực tế; tiếp cận phương pháp quản trị hiện đại của các nước và phù hợp các điều ước, cam kết quốc tế.
Nội dung quản lý hoạt động khoáng sản đã được thể hiện rõ trong Luật Khoáng sản cũng như trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, từ các điều khoản quy định quy hoạch, các quy định cấp gia hạn thu hồi giấy phép thăm dò và giấy phép khai thác, trách nhiệm của nhà nước từ Trung ương đến địa phương, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp… Nội dung này cũng được thể hiện thông qua các văn bản dưới luật, thể hiện ở Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật và các Thông tư quy định chi tiết điều khoản nội dung trong nghị định. Mặc dù còn một số tồn tại nhưng nhìn chung, các quy định trong Luật Khoáng sản đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động ở lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Điều này tiếp tục được kỳ vọng trong Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được xây dựng với mục đích nhằm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục các bất cập nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản. Khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Khoáng sản; rà soát quy định của các Nghị định hướng dẫn Luật (quản lý cát, sỏi lòng sông; khoáng sản ở khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; đấu giá quyền khai thác khoáng sản; về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản...) có tính ổn định để “Luật hoá”. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các Luật có liên quan đến lĩnh vực địa chất, khoáng sản; các điều ước và cam kết quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các pháp luật liên quan; rõ ràng, dễ hiểu và mang tính khả thi cao, thúc đẩy đầu tư, xã hội hóa đi đôi với tăng cường bảo vệ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản, gắn với yêu cầu phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả; kế thừa các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn và các yêu cầu trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản trong tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương để chủ động trong việc phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với thực tế gắn với trách nhiệm thẩm quyền được giao; đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực, giám sát thực hiện; xử lý được những tồn tại, tiêu cực trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản. |
VŨ MINH
Bình luận