Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 02:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Ngành chăn nuôi gia cầm đối diện nhiều khó khăn

Thứ sáu, 28/04/2023 07:04

TMO - Mặc dù duy trì tổng đàn tăng trưởng song chăn nuôi gia cầm những tháng đầu năm nay đối diện với nhiều thách thức đặc biệt là đầu ra gặp nhiều khó khăn, giá bán giảm...hàng nghìn cơ sở chăn nuôi phải giảm quy mô sản xuất, thậm chí phải tạm ngừng hoạt động. 

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tổng đàn gia cầm lớn nhất thế giới, riêng đàn thuỷ cầm lớn thứ hai thế giới. Giai đoạn từ năm 2018 - 2022, đàn gia cầm tăng nhanh từ 435,9 triệu con lên 557,3 triệu con. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%/năm.

Trong quý I/2023, chăn nuôi gia cầm trên cả nước phát triển ổn định. Đàn gia cầm ước khoảng 551,4 triệu con, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%; trứng ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng thịt già cầm tăng liên tục tăng đã khiến cung vượt cầu, giá bán thịt gia cầm cũng vì thế liên tục thấp hơn giá thành sản xuất khiến người chăn nuôi gia cầm phải đối mặt với thực trạng càng chăn nuôi càng thua lỗ. 

Cụ thể, trong các tháng đầu năm 2023, giá gà thịt lông trắng xuất chuồng bình quân từ đầu năm đến nay là 25.600 đồng/kg, giá gà miền Bắc cao hơn miền Trung và miền Nam và tuỳ thời điểm và vùng miền - dao động từ 17.000 -35.000 đồng/kg thịt hơi. Giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp trong tháng 1/2023 duy trì 39.000-43.000 đồng/kg, đến tháng 2 giảm xuống còn 33.000 đồng/kg và tăng lên 38.000 đồng/kg trong tháng 3; sau đó giảm còn 26.000-32.000 đồng/kg trong tháng 4/2023. 

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, giá bán sản phẩm chăn nuôi hiện đang thấp hơn giá thành sản xuất, nguyên nhân do nguyên liệu đầu vào tăng cao, sức sản xuất lớn. Trong khi đó, năm 2022 Việt Nam nhập khẩu gần 34 triệu con gia cầm giống, nên đàn gia cầm tăng nhanh về đầu con, nhưng sức tiêu dùng lại có hạn. Sức mua của thị trường giảm ảnh hưởng đến giá các sản phẩm chăn nuôi, trong đó có thịt gia cầm.

Thời gian qua nhiều địa phương quan tâm đến ngành chăn nuôi gia cầm, coi đó là ngành hàng chính vì những ưu điểm như có vòng đời ngắn, đáp ứng nhanh nhu cầu thực phẩm ra thị trường; xử lí môi trường đơn giản, đỡ tốn kém hơn nhiều so với nuôi lợn; kiểm soát dịch bệnh tốt hơn trong khi nuôi lợn vẫn bị dịch tả lợn châu Phi đe doạ…

Ngành chăn nuôi gia cầm đang đối mặt với nhiều thách thức cần được tháo gỡ khó khăn để duy trì sản xuất. 

Hiệp hội gia cầm Việt Nam (VIPA) cho biết việc tiêu thụ các sản phẩm gia cầm rất bấp bênh, gà trắng nuôi 40-52 ngày hay gà lông màu khoảng 70-90 ngày giờ phải kéo dài lên 110 ngày, chuyển thành gà đẻ trứng. Nếu tình trạng này kéo dài, cả doanh nghiệp và nông dân sẽ rơi vào cảnh càng nuôi càng lỗ, thiếu vốn và có nguy cơ dừng sản xuất. 

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, ngành gia cầm đang đứng trước rất nhiều khó khăn khi giá các sản phẩm biến động nhiều khiến tâm lý của người chăn nuôi chán nản. Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm chăn nuôi đang không ổn định, công tác dự báo chưa theo kịp thực tiễn, giá vật tư đầu vào còn cao; người chăn nuôi thiếu vốn, thiếu đất đai để đầu tư và phát triển trang trại chăn nuôi.

Ngoài ra, theo đánh giá của Hiệp hội chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, so với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta còn dễ dãi và lỏng lẻo. Trong đó, để xuất khẩu được sản phẩm trứng gia cầm, chúng ta phải chịu rất nhiều rào cản nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi của ta đang bị yếu thể và thiệt thời ngay trên sân nhà.

Trong 5 năm gần đây sản lượng thịt gà nhập khẩu hàng năm tăng liên tục (trên 15%/năm), chiếm 20 - 25% tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ trong nước. Bên cạnh các sản phẩm thịt gà nhập khẩu chính ngạch, hàng năm, một khối lượng lớn gà sống để loại thải được nhập tiểu ngạch, thậm chí nhập lậu qua biên giới (theo ước tính của các chuyên gia khoảng 200 - 250 ngàn tấn/năm). Hiện nay nước ta chưa có quy định cụ thể đối với sản phẩm thịt nhập khẩu có sử dụng Ractopamine, Cysteamine tại 26 quốc gia, đó là Mỹ. Úc, Canada, Brazil, Indonesia, Malaysia, Mexico, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan...

Trong khi ở trong nước cấm người chăn nuôi sử dụng hai loại hoócmôn trên cho gia súc, gia cầm. Do vậy, cũng phải cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng Ractopamine, Cysteamine để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đăng cho các doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi trong nước.

Trước nhiều khó khăn tác động đến lĩnh vực chăn nuôi, các doanh nghiệp cho rằng, Bộ NN&PTNT nên xem xét điều chỉnh một số chính sách về tín dụng ưu đãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi; đơn giản hoá thủ tục để các doanh nghiệp dễ tiếp cận các hồi hỗ trợ của Chính phủ. Bộ NN&PTNT cũng cần xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Rà soát lại chiến lược phát triển ngành gia cầm. Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các thủ tục hành chính để mở rộng thị trường xuất khẩu…

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, các Bộ ngành cần kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm thịt gà đông lạnh; hạn chế nhập khẩu gà đẻ loại nguyên con đông lạnh. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng nhập lậu gà sống qua biên giới để hạn chế tác động đến chăn nuôi trong nước.

Trước thực tế hoạt động chăn nuôi gia cầm, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Trong đó, trước hết tập trung vào Luật Đất đai (sửa đổi): Bổ sung quy định về đất chăn nuôi để có đủ không gian cho phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện cho việc quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất mở rộng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Triển khai rà soát quy mô đàn gia cầm, đánh giá chất lượng, năng suất đàn gia cầm tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương để tổ chức chỉ đạo sản xuất phù hợp theo Chiến lược phát triển chăn nuôi và quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các giống bản địa, đặc sản có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững môi trường, chăn nuôi an toàn sinh học và phòng, chống và kiểm soát tốt dịch bệnh…

Cùng với đó, Bộ sẽ chỉ đạo tập trung xây dựng ngành hàng gia cầm theo các chuỗi liên kết; hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng các tổ hợp chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với vai trò của doanh nghiệp làm trọng tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...

 

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline