Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Brazil đáp ứng các mục tiêu về khí hậu

Chủ nhật, 25/12/2022 06:12

TMO - Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt một dự án trị giá 500 triệu USD ở Brazil nhằm tăng cường tài chính liên quan đến tính bền vững và tăng cường năng lực của khu vực tư nhân để tiếp cận thị trường tín dụng carbon và hạn chế nạn phá rừng.

Ngân hàng Thế giới cho biết, dự án này áp dụng phương pháp cho vay liên quan đến tính bền vững để giúp Brazil đạt được các mục tiêu về khí hậu. Đầu tháng 12/2022, WB và các đối tác đã khởi động một hệ thống theo dõi toàn cầu để làm trong sạch thị trường tín chỉ carbon và giúp các nước đang phát triển huy động nguồn tài chính khí hậu cần thiết một cách nhanh chóng và có chi phí thấp hơn.

Tín chỉ carbon được tạo ra thông qua các hoạt động như trồng rừng hoặc loại bỏ carbon dioxide gây hại cho khí hậu từ không khí - được bán cho những người gây ô nhiễm để bù đắp lượng khí thải của họ như một cách giúp họ đạt được lượng khí thải ròng bằng không nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tài chính để Brazil thực hiện phát triển thị trường tín chỉ carbon và hạn chế nạn phá rừng 

WB nhấn mạnh: “Dự báo, mức phát thải sẽ tăng đến gần 90 triệu tấn CO2 vào năm 2030, tương đương với khoảng 4,5% những gì Brazil cần để duy trì cam kết không phát thải CO2”. Dự án cũng dự kiến sẽ huy động tới 1,4 tỷ USD vốn tư nhân thông qua việc mở rộng quy mô tài trợ của Ngân hàng Banco do Brasil và các nhà đầu tư tư nhân.

Ông Johannes Zutt, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Brazil cho biết: “Brazil có tiềm năng đáng kể để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon. Để làm được như vậy, cần phải có hành động khẩn cấp bằng các giải pháp và tài chính tư nhân”. Theo WB, dự án áp dụng cách tiếp cận tài chính dựa trên kết quả, đổi mới nhằm khuyến khích các công ty áp dụng và thực hiện các kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính đáng tin cậy để giảm lượng khí thải carbon trong toàn công ty của họ, cũng như liên kết các công ty này với thị trường carbon chất lượng cao.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline