Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 09:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi khai thác khoáng sản trái phép

Thứ tư, 11/01/2023 02:01

TMO - Thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành chức năng, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn thành phố, đặc biệt, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Theo đó, UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước, chủ trì rà soát thống nhất số liệu các bến thủy, bến bãi tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động đường thủy nội địa, kinh doanh bến bãi; cùng như phương tiện vận tải thủy, đặc biệt là phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi. Cấp giấy phép bến thủy nội địa cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tập kết, kinh doanh, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông theo quy định.

Khẩn trương rà soát, tham mưu UBND thành phố phương án Quy hoạch bến thủy nội địa và cập nhật điều chỉnh bổ sung đối với danh mục bến thủy nội địa, bến bãi tập kết cát sỏi lòng sông và trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và phù hợp với Quy hoạch đường thủy nội địa giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động hoặc tham mưu UBND thành phố thu hồi giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị vi phạm theo quy định.

Định kỳ trước 31/8 hằng năm, rà soát tham mưu UBND thành phố ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đồng thời,  là cơ quan đầu mối tổng hợp, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và người dân hoàn thiện thủ tục về đất đai, hoạt động bến, bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng theo quy định; phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý đất đai đối với các điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng có diện tích sử dụng đất không phép, sai phép có diện tích lớn, không đủ điều kiện hoạt động…

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành chức năng, địa phương, đơn vị liên quan đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật về an toàn đê điều, hành lang thoát lũ và bảo vệ các công trình thủy lợi. UBND các quận, huyện, thị xã chủ động lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trong đó quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã và tổ chức triển khai thực hiện. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông theo thẩm quyền. 

Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là cát lòng sông, vận chuyển kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp với công an các tỉnh giáp ranh nhằm đấu tranh ngăn chặn, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát.

Trước đó, vào tháng 11/2022 Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội đã tái giám sát về tình hình công tác quản lý, khai thác cát, sỏi lòng sông và quản lý bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố đối với các sở, ngành, quận, huyện liên quan. Báo cáo của Công an thành phố cụ thể về số liệu và khẳng định, tính đến tháng 9/2022, thành phố có 201 bãi tập kết (trong đó có 77 bãi có thủ tục hoạt động hoặc phù hợp tiêu chí và 124 bãi chưa đủ thủ tục hoạt động hoặc không phù hợp tiêu chí). Như vậy số lượng các bến bãi chưa đủ thủ tục hoạt động còn rất lớn và ít có cải thiện so với khảo sát năm 2020 (246 bãi chứa, tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng trên các tuyến sông thuộc thành phố, trong đó 209 bãi đang hoạt động, 37 bãi dừng hoạt động).  

Qua báo cáo của các quận, huyện cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng khai thác trái phép cát chưa được xử lý dứt điểm; trong khi đó, lực lượng quản lý lại yếu, mỏng, phương tiện ít, các đối tượng cố tình vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi, thường diễn ra vào đêm tối, rất khó phát hiện và xử lý… 

 

 

Hoàng Nam 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline