Hotline: 0941068156

Thứ ba, 25/02/2025 08:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ ba, 25/02/2025

Nepal: Báo động tình trạng rác thải tại đỉnh Everest

Thứ hai, 08/07/2024 05:07

TMO - Hàng nghìn tấn rác thải đã bị bỏ lại trên ngọn núi Everest cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và ngày càng nhiều hơn bất chấp nỗ lực dọn dẹp từ chính phủ Nepal.

Kể từ khi hai nhà leo núi Tenzing Norgay Sherpa và Edmund Hillary chinh phục lần đầu năm 1953, đến nay có hơn 6.000 người đã leo lên đỉnh Everest. Lượng khách đổ đến ngày càng đông khiến lượng rác họ để lại càng nhiều. Everest ngày nay bị nhiều người gọi là "bãi rác cao nhất thế giới". 

Năm 2019, chính phủ Nepal và các tổ chức phi lợi nhuận địa phương bắt đầu Chiến dịch Núi sạch, thu gom được hơn 10 tấn rác từ Everest. Năm nay chính quyền Nepal cấp 414 giấy phép leo núi, ít hơn mức kỷ lục 454 giấy phép năm 2023. Tại các điểm bắt đầu chặng leo như Everest Base Camp (Trại Cơ sở) cao 5.364 m, lều, nhà vệ sinh di động, nhà bếp tại địa điểm này được quản lý tốt, rác thải không bị vứt bừa bãi. Nhưng khi đoàn người leo lên cao, việc quản lý rác trở nên khó khăn hơn.

Năm 2019, chính phủ Nepal và các tổ chức phi lợi nhuận địa phương bắt đầu Chiến dịch Núi sạch. 

Nepal từng đưa ra biện pháp ngăn xả rác trên núi. Khách trước khi leo phải đặt cọc 4.000 USD. Khi xuống núi, để lấy lại số tiền này, mỗi người phải mang xuống 8 kg rác. Dù vậy, lượng rác vẫn tiếp tục tăng. Các đội dọn dẹp phải thu gom mọi thứ, từ giấy gói bằng nhựa, chai, lon thủy tinh. 

Giới chuyên gia dự đoán, quá trình dọn dẹp tại đỉnh núi cao nhất thế giới có thể kéo dài nhiều năm. Giới chức Nepal phối hợp cùng những người leo núi thuần thục tại khu vực này tổ chức chiến dịch dọn rác. Chỉ riêng trong mùa leo núi năm nay, 11 tấn rác và cả thi thể người đã được thu gom. Rác thải do những người leo núi để lại chủ yếu là lều cũ, một số bao bì thực phẩm, bình gas, bình oxy, ba lô lều và dây thừng dùng để leo trèo, buộc lều. Rác thải được xếp thành từng lớp và đông cứng ở độ cao 8.000 mét.

Thách thức lớn nhất cho công việc dọn rác này là độ cao của núi khiến nồng độ oxy rất loãng, bão tuyết và nhiệt độ xuống sâu có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc đào bới rác thải cũng rất khó khăn trong điều kiện mọi thứ đều đóng băng. Số rác thải này sau đó sẽ được đưa đi tiêu hủy hoặc tái chế. Các chuyên gia ước tính có tới 50 tấn rác bị bỏ lại trên núi này qua nhiều năm. Chính vì vậy, hiện nay có quy định người leo núi sẽ buộc phải tự mang rác của mình xuống núi, hoặc phải chịu mất tiền đặt cọc.

 

 

Huyền Trang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline