Hotline: 0941068156
Thứ sáu, 01/11/2024 13:11
Thứ tư, 10/05/2023 04:05
TMO - Các nhà khoa học khí hậu dự báo El Nino sẽ trở lại và nhiệt độ sẽ tăng kỷ lục trên khắp châu Á trong năm nay, kèm theo những điều kiện khắc nghiệt như nóng bức, khô hạn và nguy cơ hỏa hoạn...
Trên toàn cầu, 8 năm qua là kỷ lục nóng nhất được ghi nhận. Các sự kiện thời tiết khắc nghiệt đang phổ biến hơn, các chuyên gia cảnh báo tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng và những điều tương tự sẽ chỉ tăng nhanh khi biến đổi khí hậu tiếp tục gây ảnh hưởng. Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc tuần trước dự báo với độ chắc chắn 80% rằng, El Nino sẽ xuất hiện vào tháng 10 năm nay và có 60% khả năng mô hình khí hậu này phát triển ngay sau tháng 7.
Hiện tại, các nhà khí tượng học đang cảnh báo về các kỷ lục nhiệt độ ở khắp châu Á trong năm nay, khi khu vực hứng những đợt nắng nóng tàn khốc và phải đối mặt với một tương lai có thể quá nóng đến mức không thể xử lý.
Trong tháng trước, nhiệt độ đã lên tới mức thiêu đốt 50 độ C ở các vùng của Thái Lan. Tại Ấn Độ, ít nhất 13 người chết vì say nắng và hàng chục người phải nhập viện khi nhiệt kế đo được gần 45 độ C tại lễ trao giải gần thành phố Mumbai vào giữa tháng 4. Ngoài ra, tại Trung Quốc, gần một năm kể từ đợt nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng năm 2022, hơn 100 trạm thời tiết vào tháng trước đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất. Thành phố Luang Prabang ở Lào cũng đã đạt mức cao kỷ lục 42,7 độ C và nhiệt độ tăng lên khoảng 45 độ C ở Myanmar. Ở Bangladesh, đã có báo cáo về việc mặt đường tan chảy dưới ánh nắng chói chang ở thủ đô Dhaka.
Các hoạt động của con người, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng và thay đổi cách sử dụng đất khác, gây ra khủng hoảng khí hậu bằng cách giải phóng lượng khí nhà kính ngày càng tăng vào bầu khí quyển, giữ nhiệt và làm ấm hành tinh. Lượng khí thải nhà kính toàn cầu tiếp tục tăng vào năm ngoái bất chấp cảnh báo từ Liên Hợp Quốc rằng chúng phải đạt đỉnh vào năm 2025 để tránh thảm họa. Nhiệt độ cao hơn ít nhất 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp
Ảo ảnh xuất hiện trên Đường Kartavya tại New Delhi, Ấn Độ, do nắng nóng dữ dội trong tháng 4 vừa qua.
Theo thống kê của Tổ chức Khí tượng Thế giới, gần 26.000 người chết trong các đợt nắng nóng ở Ấn Độ từ năm 1992 đến 2020. Những năm gần đây ghi nhận sự gia tăng về tần suất, thời gian và cường độ của các đợt nắng nóng, thường xảy ra ở nước này từ tháng 3 đến tháng 7. Năm nay, cơ quan thời tiết của Ấn Độ dự đoán nhiệt độ trên trung bình và các đợt nắng nóng sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 5, do khả năng nền nhiệt tăng thêm vì El Nino.
Các nỗ lực đã được thực hiện để triển khai các kế hoạch hành động chống nắng nóng tới các thành phố ở Ấn Độ. Tuy nhiên, những lo ngại cấp bách hơn như lạm phát cao và mất an ninh lương thực thường được ưu tiên hơn và điều này có thể gây ra thảm họa cho đất nước hơn 1,4 tỉ dân. Lo ngại về tình trạng thiếu nước trong những tháng tới đã lan rộng khắp khu vực, khi nhiệt độ cao làm tăng khả năng xảy ra thời tiết khô hạn và hạn hán.
Lo ngại về tình trạng thiếu nước trong những tháng tới đang lan rộng quanh khu vực. Ở Philippines, các cơ quan chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nước do El Nino gây ra để tránh lặp lại sự cố năm 2019, khi khoảng 10.000 hộ gia đình ở khu vực Metro Manila bị mất nước do mực nước trong những hồ chứa chính của thủ đô cạn khô. Ủy ban Tài nguyên Nước Quốc gia phản ứng bằng các kế hoạch dự phòng để tăng cường sản xuất và kích hoạt lại các giếng sâu.
Thái Lan tháng trước đưa khuyến cáo kêu gọi người dân tiết kiệm nước. Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia Malaysia cũng chuẩn bị cho đợt hạn hán nhằm vào các bang Kedah, Kelantan và Perlis, kéo theo tình trạng khô nóng. Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia đang làm việc với cơ quan khí tượng của nước này để gieo mây phía trên Penang nhằm bổ sung nguồn cung cấp nước cho các đập nước khô cạn.
Trong khi đó, Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia đã làm việc với cơ quan khí tượng của đất nước để gieo mây tại Penang nhằm bổ sung nguồn cung cấp nước cho các đập khô cạn của hòn đảo. Theo Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia, nhiệt độ cực cao đang được cảm nhận ở các vùng của đất nước. Các phương pháp đốt nương làm rẫy thường được sử dụng để khai phá đất đai để canh tác sẽ không được chấp nhận trong thời tiết khô hạn hơn của năm nay.
Thu Thảo
Bình luận