Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Nắng nóng khắc nghiệt bao trùm Địa Trung Hải

Thứ sáu, 28/07/2023 07:07

TMO - Các quốc gia bên bờ Địa Trung Hải đang chứng kiến đợt nắng nóng chưa từng có trong lịch sử khiến cuộc sống của người dân đảo lộn, tác động xấu đến kinh tế và gây ra cháy rừng diện rộng với nhiều hệ lụy cho hệ sinh thái.

Tại Bắc Phi, Algeria đang nỗ lực kiểm soát các đám cháy rừng lan rộng bên bờ biển Địa Trung Hải. Nước này vừa ghi nhận 34 trường hợp, trong đó có 10 binh sĩ, thiệt mạng do các đám cháy rừng tại vùng núi Béjaïa và Bouïra. Các đám cháy buộc chính quyền Algeria đóng cửa 2 cửa khẩu tại biên giới giáp Tunisia.

Cháy rừng cũng bùng phát tại vùng quê chung quanh thành phố cảng Latakia của Syria. Nhà chức trách nước này đang huy động trực thăng quân sự để khống chế đám cháy. Ngày 27/7 sau khi các đám cháy rừng hoành hành trong 3 ngày ở Tunisia được kiểm soát, cư dân của các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất đang đối mặt với việc làm thế nào để bắt đầu quá trình phục hồi trong khi nhiệt độ tiếp tục dao động quanh mức cao kỷ lục 48°C ở vùng Tabarka phía Bắc của đất nước.

Đám cháy rừng tại ở Tây Bắc Tunisia gần biên giới với Algeria. 

Cháy rừng bùng phát phía tây thủ đô Athens từ ngày 17/7 đã thiêu hủy hàng trăm ngôi nhà và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp. Lính cứu hỏa địa phương, với sự hỗ trợ của máy bay thả bom nước và lực lượng chi viện từ một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Cyprus, Pháp, Israel và Italia, hiện vẫn đang nỗ lực kiểm soát ngọn lửa.

Trong khi đó, Italy đang phải hứng chịu tác động kép của thời tiết khi những cơn bão dữ dội ập vào miền Bắc, còn miền Nam nước này trở nên ngột ngạt do nắng nóng. Ngày 26-7, Thủ tướng Italia Giorgia Meloni cho biết, các đám cháy và thảm họa thời tiết khắc nghiệt đang đặt đất nước vào “thử thách”. Italy - một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nắng nóng khắc nghiệt ở châu Âu, đang chật vật ứng phó với 10 đám cháy ở miền Nam nước này, bao gồm các đám cháy ở Sicily, Calabria, Abruzzo và Puglia. 

Tại các vùng của Bồ Đào Nha và miền Nam Tây Ban Nha, các đội khẩn cấp đã phải vật lộn để ngăn chặn các vụ cháy rừng khi người dân được sơ tán khỏi các khu vực bị ảnh hưởng. Theo đài truyền hình công cộng Tây Ban Nha RTVE, tại thành phố Tejeda trên đảo Gran Canaria của Tây Ban Nha, một đám cháy rừng đã bùng phát, thiêu rụi trên 200 hecta đất trong ngày 25/7. 

Một đám cháy rừng bùng phát ở làng Gennadi, trên đảo Rhodes, biển Aegean, Đông Nam Hy Lạp ngày 25/7/2023. Ảnh: AFP. 

Tại Hy Lạp, cơ quan cứu hỏa cho biết 61 vụ cháy rừng mới đã tàn phá nhiều vùng của đất nước trong bối cảnh nhiệt độ ngột ngạt lên tới 46 độ C. Theo Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus (CAMS), lượng khí thải carbon từ các đám cháy là cao nhất trong hai thập kỷ qua. CAMS cho biết khoảng 1 megaton khí thải carbon đã được ghi nhận từ ngày 1/7 đến ngày 25/7, đồng thời cho biết thêm rằng các vụ cháy rừng dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong khu vực. 

Các nhà khoa học cảnh báo thời tiết khắc nghiệt gây ra sự tàn phá trên khắp vùng Địa Trung Hải sẽ trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn nếu thế giới còn tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch, làm Trái đất ấm lên. 

 

 

Bích Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline