Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Nắng nóng đe dọa an ninh lượng thực tại Ấn Độ

Thứ năm, 02/03/2023 11:03

TMO - Là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ cũng là nước tiêu thụ lúa mì nhiều thứ 2 toàn cầu. Chính phủ Ấn Độ mới đây đã thành lập một ủy ban chuyên trách giám sát những tác động của nhiệt độ đối với sản lượng lúa mì, sau khi ghi nhận nhiệt độ cao trên mức trung bình tại một số bang trồng lúa mì truyền thống. 

Cục Khí tượng Ấn Độ (MID) cho biết nước này có khả năng trải qua các đợt sóng nhiệt dày đặc hơn từ tháng 3 đến tháng 5, đặc biệt là ở các bang sản xuất lúa mì trọng điểm ở miền Trung và miền Bắc. Vừa qua, Ấn Độ đã ghi nhận nền nhiệt cao nhất từ ​​trước đến nay vào tháng 2 khi nhiệt độ tối đa trung bình là 29,54 độ C, cao nhất kể từ năm 1901, lượng mưa thấp hơn 68% so với mức trung bình hằng năm. Tình trạng nắng nóng trong năm thứ hai liên tiếp có thể làm giảm sản lượng lúa mì, hạt cải dầu và đậu xanh, đồng thời làm phức tạp các nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm giảm lạm phát lương thực. 

Dự báo, trong năm 2023 Ấn Độ có khả năng trải qua các đợt nắng nóng nghiêm trọng hơn, điều này ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa mì tại quốc gia này.  

Vào tháng 3, tháng quan trọng đối với sự tăng trưởng của cây trồng vụ đông, nhiệt độ tối đa cao hơn bình thường có thể xảy ra ở hầu hết các vùng của nước này, ngoại trừ bán đảo Ấn Độ Ấn Độ chỉ trồng một vụ lúa mì trong năm, gieo trồng vào tháng 10 và tháng 11, thu hoạch từ tháng 3. Cục Khí tượng quốc gia này cảnh báo, nhiệt độ ban ngày cao hơn có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng lúa mì đang trong thời kỳ tăng trưởng, vì nhiệt độ môi trường cao trong giai đoạn ra hoa và trưởng thành của cây lúa mì sẽ dẫn đến mất năng suất, giảm sản lượng.

Một đợt nắng nóng đã làm giảm sản lượng lúa mì của Ấn Độ vào năm 2022 và buộc nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới phải cấm xuất khẩu mặt hàng này do ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc kéo dài lệnh cấm xuất khẩu lúa mì (được ban hành tháng 5/2022) nhằm bổ sung dự trữ nhà nước và hạ giá lúa mì trong nước.

Cơ quan thời tiết Ấn Độ cho biết, nước này nhận được lượng mưa thấp hơn 68% so với mức thông thường trong tháng 2 hàng năm. Các quan chức Chính phủ Ấn Độ trong năm 2022 đã cảnh báo rằng quốc gia Nam Á này có thể chứng kiến những đợt nắng nóng diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai và nhiệt độ trung bình, ngay cả trong mùa gió mùa, đã tăng lên trong hai thập kỷ qua.

 

 

Thu Thảo 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline