Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến rạn san hô

Thứ ba, 16/04/2024 15:04

TMO - Trong bối cảnh các đại dương trên thế giới tiếp tục ấm lên, hiện tượng tẩy trắng san hô ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Khi tình trạng này đến mức nghiêm trọng hoặc kéo dài, chúng có thể khiến san hô chết đi, gây tổn hại đối với những người phụ thuộc vào các rạn san hô để kiếm sống.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo thế giới đang trải qua đợt tẩy trắng san hô lớn thứ hai trong vòng 10 năm qua, trong đó hệ thống rạn san hô trải dài từ Australia đến Florida (Mỹ) đang đứng trước bờ vực thảm họa sau nhiều tháng nắng nóng kỷ lục ở đại dương. Đợt tẩy trắng hiện tại là đợt thứ tư được ghi nhận, sau các đợt trước đó vào năm 1998, 2010 và 2016. 

Theo ghi nhận, các đợt khủng hoảng san hô đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn. Trong đợt khủng hoảng đầu tiên xảy ra vào năm 1998, 20% diện tích san hô trên thế giới phải chịu áp lực nhiệt độ và bị tẩy trắng. Năm 2010, đợt khủng hoảng thứ hai xảy ra với tỷ lệ 35%. Lần thứ ba kéo dài từ 2014 đến 2017 và ảnh hưởng đến 56% các rạn san hô. 

Ảnh minh họa. 

Các rạn san hô đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Suốt vòng đời của mình, san hô như “những cái nôi” nuôi dưỡng khoảng một phần tư số loài sinh vật trong đại dương. Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp protein cho hàng triệu người và bảo vệ bờ biển khỏi các cơn bão và lũ lụt. Ước tính, giá trị kinh tế của các rạn san hô trên thế giới là khoảng 2.700 tỷ USD mỗi năm.

Trong bối cảnh các đại dương trên thế giới tiếp tục ấm lên, hiện tượng tẩy trắng san hô ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Khi tình trạng này đến mức nghiêm trọng hoặc kéo dài, chúng có thể khiến san hô chết đi, gây tổn hại đối với những người phụ thuộc vào các rạn san hô để kiếm sống.

Hiện tượng tẩy trắng san hô đã được xác nhận ở 54 quốc gia, vùng lãnh thổ. Rạn san hô Great Barrier ở Australia đang hứng chịu hiện tượng tẩy trắng nghiêm trọng nhất - bị tẩy trắng khoảng 1/3 diện tích với cường độ rất cao hoặc cực cao và 3/4 diện tích bị tẩy trắng ở mức trung bình. Các rạn san hô ở Caribe đã trải qua hiện tượng tẩy trắng trên diện rộng vào tháng 8/2023 khi nhiệt độ bề mặt nước biển ở khu vực ven biển cao hơn khoảng 1 - 3 độ C so với thông thường. 

San hô là động vật không xương sống sống thành đàn. Chất tiết canxi carbonat của chúng tạo thành giàn giáo cứng và bảo vệ, đóng vai trò là ngôi nhà của nhiều loài tảo đơn bào đầy màu sắc. Hiện tượng tẩy trắng san hô được kích hoạt bởi tình trạng bất thường về nhiệt độ nước khiến san hô trục xuất các loại tảo đầy màu sắc sống trong các mô của chúng. Nếu không có sự hỗ trợ của tảo trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho san hô, san hô không thể tồn tại.

 

 

Minh Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline