Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng điện toàn cầu

Thứ năm, 09/05/2024 14:05

TMO - Theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu khí hậu Ember, có trụ sở tại London (Anh), năng lượng tái tạo lần đầu tiên chiếm hơn 30% lượng điện của thế giới vào năm 2023.   

Theo Ember, năng lượng mặt trời là nguồn cung cấp điện chính cho tăng trưởng điện, bổ sung lượng điện mới sản xuất nhiều hơn gấp đôi so với than vào năm 2023. Đây là nguồn điện tăng trưởng nhanh nhất trong năm thứ 19 liên tiếp và cũng trở thành nguồn điện mới lớn nhất trong năm thứ hai hoạt động, sau khi vượt qua năng lượng gió.  

Năm 2000, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 19% tổng sản lượng điện toàn cầu. Nhưng đến năm 2023, con số này đã chiếm hơn 30%. Nếu tính thêm cả sản lượng điện hạt nhân, thế giới đã sản xuất ra 40% điện năng từ nguồn carbon thấp. Sự tăng trưởng của các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời đã giúp cho công suất tăng lên đáng kể trong năm 2023. Sản lượng điện mặt trời trung bình đang chiếm 10% sản lượng điện hằng năm ở 33 quốc gia. Nhưng nổi bật phải kể tới Chile với 30%, bang California, Mỹ với 28%, Australia với 17% và Hà Lan với 17% sản lượng điện năng từ mặt trời.

Việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khí thải trong lĩnh vực năng lượng được coi là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Hơn 100 quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu COP28 ở Dubai vào năm 2023 đã thống nhất tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Năng lượng tái tạo lần đầu tiên chiếm hơn 30% lượng điện của thế giới vào năm 2023.   

Báo cáo Tổng quan Điện Toàn cầu của Ember cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo đã cung cấp 30,3% lượng điện toàn cầu trong năm 2023, tăng so với mức 29,4% của năm 2022 do sự gia tăng các dự án, đặc biệt là năng lượng mặt trời, giúp nâng cao năng lực sản xuất. Báo cáo cho biết trong năm 2023, hơn 50% số cơ sở năng lượng mặt trời và gió đã được bổ sung trên toàn cầu là đến từ Trung Quốc, với tổng sản lượng điện mặt trời toàn cầu tăng 23,2% và điện gió tăng 9,8%.

Các chuyên gia cũng dự đoán sự tăng trưởng liên tục của năng lượng tái tạo sẽ khiến sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch giảm 2% trong năm 2024 và đẩy tổng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch xuống dưới 60% sản lượng điện toàn cầu lần đầu tiên kể từ ít nhất năm 2000, thời điểm Ember bắt đầu thu thập dữ liệu.

 

 

Lê Thúy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline