Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 02:01
Thứ năm, 01/08/2024 04:08
TMO - Điện gió và năng lượng mặt trời đã vượt qua nhiên liệu hóa thạch để tạo ra 30% điện năng của Liên minh châu Âu (EU) trong nửa đầu năm nay.
Theo nghiên cứu của Tổ chức tư vấn năng lượng Ember (Anh), tại EU sản lượng điện từ việc đốt than, dầu và khí đốt đã giảm 17% trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiếp tục chuyển hướng khỏi nhiên liệu gây ô nhiễm đã khiến lượng khí thải của ngành này giảm 1/3 kể từ nửa đầu năm 2022.
(Ảnh minh họa).
Báo cáo chỉ ra rằng các nhà máy điện của EU đã sử dụng chưa tới 24% than và ít hơn 14% khí đốt từ nửa đầu năm 2023 đến nửa đầu năm 2024. Sự thay đổi này diễn ra mặc dù nhu cầu điện tăng nhẹ sau 2 năm suy giảm liên quan đến đại dịch COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraine. Châu Âu là một trong những khu vực gây ô nhiễm lớn nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, trong khi năng lượng mặt trời bùng nổ, ngành công nghiệp điện gió đã phải vật lộn với lạm phát cao cùng với sự phản đối liên tục của các chính trị gia và người dân. EU đã lắp đặt công suất điện gió mới kỷ lục 16,2 gW vào năm 2023, nhưng con số này chỉ bằng khoảng một nửa so với nhu cầu trong năm đó để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu vào cuối thập kỷ.
Các kịch bản do Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và Cơ quan năng lượng quốc tế mô phỏng cho thấy phần lớn điện cần thiết để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế sạch đến từ các tấm pin mặt trời và các turbine gió. Báo cáo của Ember phát hiện ra rằng 13 quốc gia thành viên EU đã tạo ra nhiều điện hơn từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời so với từ nhiên liệu hóa thạch trong nửa đầu năm nay, trong đó đi đầu là Đức, Bỉ, Hungary và Hà Lan.
Mai Hương
Bình luận