Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 18:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Nâng cao hiệu quả việc triển khai Dự án trồng cây phân tán

Thứ sáu, 11/11/2022 04:11

TMO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định số 3025/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án trồng cây phân tán Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Đại Lộc.

Dự án được triển khai nhằm hướng tới mục tiêu lan toả phong trào trồng cây xanh, trồng rừng đến các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức khác; nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của cây xanh, của rừng trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh, thúc đẩy quá trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Ngoài ra, dự án còn có ý nghĩa trong việc tạo nguồn gỗ làm nhà cho người dân tại địa phương, hạn chế khai thác gỗ từ rừng tự nhiên; nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc thu hoạch gỗ và lâm sản từ cây trồng, góp phần ổn định cuộc sống cho Nhân dân trong khu vực.

Theo đó, địa điểm triển khai trồng cây phân tán là các diện tích đất trống xung quanh vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, ven đê, đường giao thông nông thôn, khu dân cư, đất đồi gò tại 15 xã: Đại Đồng, Đại Lãnh, Đại Phong, Đại Tân, Đại Quang, Đại Thắng, Đại Cường, Đại Nghĩa, Đại Hòa, Đại Hiệp, Đại Hưng, Đại Sơn, Đại Đồng, Đại Thạnh, Đại Chánh, huyện Đại Lộc.

Dự án sẽ tổ chức cấp phát và hướng dẫn trồng mới 30.000 cây xanh phân tán, trong đó cây Giổi xanh (Michelia mediocris) là 10.000 cây, cây Lim xanh (Erythrophleum fordii) là 10.000 cây, cây Trám trắng (Canarium album Raeusch) là 10.000 cây. Trong đó, kỹ thuật trồng cây phân tán được thực hiện thông qua các quy trình, trước hết là xử lý thực bì: Tiến hành phát dọn toàn bộ thực bì xung quanh vị trí trồng cây với đường kính từ 0,8 đến 1,0 m hoặc theo băng trồng với độ rộng băng phát 2 m, chừa lại toàn bộ cây thân gỗ có trong băng phát.

Hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án trồng cây xanh phân tán trên địa bàn huyện Đại Lộc 

Kỹ thuật làm đất trồng cây được nêu rõ: Đào hố có kích thước 40cm x 40cm x 40cm; sau khi đào hố xong từ 1 - 2 tuần, hố phải được lấp lại, lớp đất mặt lấp xuống trước sau khi đã nhặt sạch cỏ, rễ cây, hố lấp xong miệng hố phải hình mâm xôi, mặt đất trong hố phải cao hơn mặt đất tự nhiên từ 5 - 10 cm. Đối với kỹ thuật trồng, dự án nhấn mạnh cần phải chọn ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ, đất ẩm, làm tơi đất trong hố, đào lỗ giữa hố có kích thước đủ để đặt bầu. Rạch bỏ vỏ bầu, để cây ngay ngắn giữa hố, lấp đất lèn chặt xung quanh gốc cây từ dưới lên trên, lấp trên cổ rễ 2 cm, vun thành hình mâm xôi. Khoảng cách giữa các cây trồng từ 2,5 mét đến 3 mét.

Cây giống thực hiện Dự án phải đảm bảo tiêu chuẩn: Cây con được tạo trong túi bầu PE (trọng lượng khoảng 0,5 đến 0,8 kg) và được nuôi dưỡng trong vườn ươm. Thời gian gieo ươm cây Giổi xanh, Lim xanh, Trám trắng trên 12 tháng tuổi. Cây sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, vỡ bầu, có bộ rễ phát triển tốt, lá không bị vàng úa. Thời vụ trồng: trồng vào mùa mưa từ tháng 9 đến 15/12 hàng năm. Sau khi trồng, các tổ chức, Hội đoàn thể tự thực hiện chăm sóc cây trồng liên tục trong 04 năm, trong 02 năm đầu mỗi năm chăm sóc ít nhất là 02 lần, các năm tiếp theo, mỗi năm chăm sóc 01 lần. Trong đó, tiến hành cắt bỏ dây leo bu bám cây trồng, vun gốc, dẫy cỏ, cuốc thục quanh gốc cây trồng với đường kính rộng 1,0 mét.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 455 triệu đồng, bao gồm các chi phí xây dựng, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, dự phòng… và được thực hiện từ năm 2022 và kết thúc vào năm 2024. Theo đó, Năm 2022: Lập hồ sơ trình duyệt và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung ứng cây giống; Trong năm 2023, tổ chức cấp phát, hướng dẫn trồng cây phân tán với số lượng 15.000 cây (5.000 cây Lim xanh, 5.000 cây Giổi xanh và 5.000 cây Trám trắng); Năm 2024: Tổ chức cấp phát, hướng dẫn trồng cây phân tán với số lượng 15.000 cây (5.000 cây Lim xanh, 5.000 cây Giổi xanh và 5.000 cây Trám trắng. 

Ông Lê Văn Quang, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng về mục đích, về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng; trên cơ sở thực tế của từng địa phương mà phát động, lan tỏa phong trào trồng cây, gây rừng. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, bảo vệ cây xanh, ngăn chặn tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép…

Nhằm nâng cao hiệu quả triển khai dự án, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND huyện Đại Lộc (chủ đầu tư) có trách nhiệm tổ chức thực hiện Dự án đầu tư theo đúng quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, đảm bảo tiến độ, cấp cây trồng phân tán theo số lượng và chất lượng đã đăng ký. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) theo dõi, kiểm tra việc thực hiện việc cấp phát, trồng cây phân tán của chủ đầu tư theo đúng nội dung phê duyệt Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán chủ đầu tư theo đúng các quy định hiện hành. 

 

 

 

Đặng Văn 

(Phóng viên tại Đà Nẵng) 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline