Hotline: 0941068156

Thứ hai, 03/02/2025 02:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ hai, 03/02/2025

Nâng cao hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Chủ nhật, 02/04/2023 07:04

TMO - Nhằm gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường, nhiều hộ gia đình tại Quảng Bình đã phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn, đặc biệt là đẩy mạnh sử dụng đệm lót sinh học, xử lý ô nhiễm bằng chế phẩm vi sinh.  

Theo các chuyên gia, ưu điểm của kỹ thuật chăn nuôi bằng đệm lót sinh học giúp chuồng nuôi giảm mùi hôi, giảm lượng phát thải, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm do hầu hết chất thải của vật nuôi được được các vi khuẩn có lợi phân giải rồi thấm vào lớp lót. Bên cạnh đó, việc sử dụng đệm lót sinh học còn tiết kiệm được thức ăn do hệ thống tiêu hóa của vật nuôi trên đệm lót sinh học phát triển sớm và hoàn thiện hơn, tỷ lệ hấp thụ tiêu hóa thức ăn được nâng cao một cách rõ rệt do những vi sinh vật có lợi trong lớp đệm lót có vai trò thúc đẩy việc hấp thụ tiêu hóa thức ăn. 

Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết với nhiệt độ thấp vào mùa đông thì ưu thế này càng rõ rệt, bởi vì đệm lót sinh học là một lớp đệm tương đối ấm áp do lên men tỏa nhiệt nên năng lượng vật nuôi phải tiêu hao để chống lạnh giảm đáng kể, vì thế, việc tiết kiệm lượng thức ăn được thể hiện rõ hơn trong thời tiết với nhiệt độ thấp. Trước những ưu điểm trên, thời gian qua các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh triển khai các mô hình ứng dụng đệm lót sinh học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. 

Mô hình chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thời gian qua, tại các địa phương trên địa bàn huyện Lệ Thủy, chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học được ứng dụng rộng rãi. Trong đó, mô hình chăn nuôi của hộ gia đình ông Tạ Công Ngọc, xã Thanh Thuỷ (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) đang phát huy hiệu quả cao. Trang trại chăn nuôi này bao gồm 2 khu vực nuôi, hiện nay có 30.000 con gà, ngan, vịt. Để đảm bảo môi trường sạch sẽ trong chăn nuôi hộ gia đình này sử dụng vỏ trấu với cám gạo trộn với chế phẩm vi sinh Balasa N01 để làm đệm lót sinh học trong chuồng trại.   

Theo ông Ngọc, đệm lót được làm bằng nguyên liệu hữu cơ đã được lên men bằng vi sinh sử dụng làm nền chuồng giúp phân hủy chất thải chăn nuôi, giảm khí độc và mùi hôi chuồng nuôi, tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm. Ông Ngọc cho biết thêm: “Trước đây, khi chưa sử dụng chế phẩm vi sinh thì chúng tôi tốn rất nhiều công sức trong việc thu dọn chất thải, khí amoniac nồng nặc. Còn nay, lượng phân đàn gà thải ra mỗi ngày khá nhiều nhưng đều được lớp đệm lót xử lý triệt để.  Ngoài ra trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần chúng tôi xịt dung dịch Biocide toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh giúp phòng ngừa dịch bệnh”. 

Việc nuôi gà phải đảm bảo “ăn sạch, ở sạch, uống sạch” nền chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát và phải áp dụng nghiêm ngặt trong việc tiêm phòng vaccine cho gia cầm phòng trừ bệnh cầu trùng, thương hàn, dịch tả. Cùng với việc áp dụng chế phẩm vi sinh giúp đàn gà tăng trọng nhanh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ chết, đàn gà khoẻ mạnh hơn và đạt giá trị lợi nhuận cao hơn khoảng 10% so với chăn nuôi theo cách thông thường. Nuôi khoảng 3 tháng thì đạt trọng lượng trung bình 1,7 kg/con, thì xuất bán. Giá dao động theo thị trường từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả chi phí, ước tính lãi khoảng 9.000 đồng/con, mỗi năm thu nhập hơn 200 triệu đồng. 

Thực tế cho thấy, chăn nuôi theo hướng xử lý chuồng trại bằng đệm lót sinh học sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả, giảm mùi hôi và tận dụng phân chuồng bón cho cây trồng. Từ đó mang lại lợi nhuận, lợi ích cho người chăn nuôi, giảm chi phí đầu tư mà cung cấp sản phẩm thịt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn bảo vệ được môi trường sinh thái trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần cân nhắc không nên mở rộng quy mô chăn nuôi trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang tăng cao và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

 

 

Nguyễn Hoàng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline