Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản

Thứ ba, 03/01/2023 11:01

TMO - Thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội sẽ triển khai đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ cát, qua đó góp phần quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố; phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Thông tin từ UBND thành phố Hà Nội cho biết, năm 2023, thành phố sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát (gồm 6 mỏ cát) đã có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng khoáng sản được phê duyệt tại Quyết định số 3664/QĐ-UBND ngày 19/7/2018 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Việc đấu giá được chia thành hai đợt với tổng số tiền thu được dự kiến là hơn 106 tỷ đồng. 

Cụ thể, 3 điểm mỏ cát (gồm 3 mỏ cát) dự kiến đấu giá đợt 1 có thời gian đấu giá từ quý I đến hết quý II, gồm: mỏ Liên Mạc (Thượng Cát) phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, có ranh giới mỏ cát nằm toàn bộ trên địa bàn phường Liên Mạc, diện tích 157.300 m2, trữ lượng cấp 508.60m3; mỏ Tây Đằng - Minh Châu (thị trấn Tây Đằng, xã Minh Châu, xã Chu Minh, huyện Ba Vì) có diện tích 815.306 m2, trữ lượng cấp khoảng 4.899.000 m3; mỏ Châu Sơn (xã Châu Sơn, huyện Ba Vì) có diện tích 169.300 m2, trữ lượng cấp gần 704.000 m3.

Đợt 2, đấu giá 2 điểm mỏ cát (gồm 3 mỏ cát) gồm mỏ Cổ Đô 1 và Cổ Đô 2 (xã Cổ Đô, xã Phú Cường) diện tích 1.560m2, trữ lượng cấp khoảng 7.770m3; mỏ Thanh Chiếu (xã Phú Cường, huyện Ba Vì) có diện tích 338.800m2, trữ lượng cấp khoảng 2.490m3. Thời gian đấu giá từ quý III năm 2023 đến hết quý IV năm 2023. 

Nếu năm 2023 chưa thực hiện đấu giá hết các khu vực mỏ đã được phê duyệt trên thì khu vực mỏ còn lại sẽ được chuyển sang đấu giá trong thời gian tiếp theo. Hình thức đấu giá theo phương thức trả giá lên với số tiền đặt trước bằng 15% giá khởi điểm. Theo quy định, thời gian khai thác trong năm của các mỏ cát này là vào mùa cạn từ ngày 16/10 đến 14/6 năm sau, không khai thác vào mùa lũ từ 15/6 đến 15/10 hàng năm. 

Trong năm 2023, TP.Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát (gồm 6 mỏ cát) đã có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng khoáng sản. 

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, mục đích của việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ cát làm căn cứ pháp lý cho việc lập thủ tục cấp Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản và thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật, trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đặc biệt, góp phần hạn chế tối đa hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường và gây mất an ninh trật tự xã hội hiện nay.

Theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, các mỏ khoáng sản cát được lựa chọn đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; đã có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng khoáng sản được phê duyệt; việc thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản các mỏ cát nêu trên; xác định giá khởi điểm, bước giá cho các mỏ cát đưa ra đấu giá trình UBND thành phố phê duyệt. Đồng thời, lập và phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ cát đưa ra đấu giá; thuê tổ chức đấu giá tài sản điều hành phiên đấu giá; chịu trách nhiệm lập hồ sơ mời đấu giá và triển khai đấu giá theo quy định pháp luật hiện hành. Thực hiện việc phát hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá, thu phí tham gia đấu giá. Tổ chức xét chọn hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và tổ chức phiên đấu giá theo quy định... 

Sở Tài chính được giao bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định pháp luật hiện hành. Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn đơn vị trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định; báo cáo UBND thành phố phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư đối với nhà đầu tư là đơn vị trúng thầu đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện dự án đầu tư khai thác mỏ theo quy định.

 

 

Lê Bình

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline