Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến

Thứ năm, 28/09/2023 13:09

TMO - Nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau chú trọng giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, xây dựng các mô hình và vùng nuôi thí điểm, nâng cao chất lượng con giống và vật tư đầu vào, có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất phù hợp.

Tính đến tháng 8/2023, diện tích nuôi tôm của tỉnh Cà Mau vào khoảng trên 278.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên 6.800 ha. Thời gian qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là giá tôm sụt giảm, trong khi giá thành nguyên liệu đầu vào tăng và có xu hướng tăng từ đây đến cuối năm 2023.

Theo kết quả khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, có khoảng 90% các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đều thiếu vốn sản xuất và phải thông qua vốn đầu tư của đại lý, nhà phân phối là chính. Từ đó, đối với hộ nuôi trả sau phải chịu giá thức ăn, giá thuốc cao hơn khi thanh toán tiền mặt 100% hoặc trả trước một phần. Bên cạnh đó, người nuôi có xu hướng sử dụng thức ăn có độ đạm cao nên làm tăng giá thành sản phẩm; một số khu vực nuôi chưa được đầu tư điện 3 pha, chưa áp giá điện; nhà máy sản xuất thức ăn đa phần của các tập đoàn nước ngoài nên chưa can thiệp được về giá bán.

Nuôi tôm quảng canh cải tiến là mô hình nuôi dựa vào nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung thêm giống ở mật độ thấp hoặc là thêm thức ăn theo tuần, đôi khi thêm cả thức ăn; bổ sung thêm chế phẩm vi sinh và áp dụng một số kỹ thuật quản lý và cải thiện môi trường nước nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Việc nuôi tôm quảng canh cải tiến có nhiều cấp độ khác nhau, thấp nhất là chỉ đầu tư con giống, cao hơn là giai đoạn đầu cho ăn, ương giống, chạy quạt tạo ôxy bán thời gian, diện tích ao nuôi đa dạng từ 1ha đến vài hécta, các ao nuôi đất thông thường và độ sâu mức nước 1m - 1,5m… 

Thời gian qua, việc nhân rộng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã góp phần nâng cao đời sống, kinh tế của người dân. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn với năng suất từ 400-600/kg/ha/năm, cá biệt có hộ nuôi đạt năng suất trên 800 kg/ha/năm. Mô hình này từng bước khẳng định tính hiệu quả, năng suất vượt trội so với nuôi quảng canh truyền thống. Đây là mô hình nuôi được áp dụng cho nhiều vùng nuôi như: vùng chuyên tôm, vùng tôm - lúa, vùng tôm - rừng.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tại Cà Mau đang được đặc biệt chú trọng đầu tư. 

Tính đến đầu năm 2023, diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến của tỉnh đã đạt trên 176.270 ha, diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, 3 giai đoạn đạt khoảng 67.000 ha. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã xây dựng được 83 mô hình trình diễn về nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, riêng năm 2023 xây dựng 28 mô hình.

Qua rà soát, diện tích áp dụng đúng quy trình kỹ thuật (cải tạo, thuốc cá, sên vét, bón vôi, phơi đầm, sử dụng vi sinh đúng định kỳ, con giống đảm báo chất lượng, giống ương 02 giai đoạn, giống gia hoá, giống Moana,…) chiếm khoảng 20% diện tích của loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất đạt khoảng 350-500kg/ha/năm; áp dụng một phần trong qui trình kỹ thuật chiếm 40%; năng suất đạt khoảng 150 - 350kg/ha/năm; diện tích còn lại chưa áp dụng quy trình kỹ thuật chiếm khoảng 40% diện tích của loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất nhỏ 150kg/ha/năm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tập trung chỉ đạo rà soát lại các tiêu chí nuôi tôm quảng canh cải tiến để đánh giá hiện trạng và có giải pháp phát triển hiệu quả; chuyển đổi mạnh từ nuôi tôm sú quảng canh, kết hợp sang quảng canh cải tiến, nuôi quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Đồng thời, định hướng tổ chức sản xuất nông nghiệp gắp với xây dựng chuỗi giá trị thông qua mô hình tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, câu lạc bộ nuôi tôm, tổ khuyến nông cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tiếp cận các nguồn vốn, nguồn lực đất đai, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ số, xây dựng thương hiệu; hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng dự án đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất an toàn, sản xuất sản phẩm hữu cơ, thực hành sản xuất tốt để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy hoạch nuôi tôm quảng canh cải tiến theo hướng hình thành các vùng nuôi tập trung, phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường; tăng cường quản lý quy hoạch vùng nuôi, nhất là vùng nuôi tôm - rừng (tôm sinh thái), vùng sản xuất tôm - lúa theo định hướng hữu cơ. Cùng với đó, tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng nuôi quy mô lớn tập trung, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận khác nhau đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thành lập mới và củng cố hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác để làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian...

UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát cập nhật diện tích, loại hình nuôi tôm có hiệu quả; thường xuyên thông tin cảnh báo về môi trường, dịch bệnh, giá cả thị trường tiêu thụ để người dân chủ động sản xuất; đồng thời, kiểm tra, giám sát việc nhân rộng các loại hình sản xuất có hiệu quả, xác định rõ mô hình nuôi tôm bền vững, có tiềm năng, lơi thế của địa phương. Đồng thời tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả, nhất là xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, 3 giai đoạn.

Thời gian tới, Cà Mau chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, 3 giai đoạn. 

Tiềm năng lớn, cơ hội xuất khẩu cao, nhưng để sản phẩm chủ lực là tôm phát triển bền vững, Cà Mau đặt mục tiêu phát triển ngành tôm theo mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.

Cà Mau có nhiều loại hình nuôi tôm gồm: quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, siêu thâm canh (STC); sản lượng tôm sú khoảng 125 ngàn tấn/năm. Đặc biệt, trong đó có khoảng 25 nghìn  tấn tôm sinh thái có chất lượng và giá trị cao từ hình thức nuôi xen canh tôm - rừng, luân canh tôm - lúa, đây là thế mạnh không nơi nào có được, góp phần tạo nên thương hiệu tôm Việt Nam nổi tiếng thế giới.

Cà Mau đề ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,65 tỷ USD; đưa thuỷ sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, trong đó, giữ vị trí mũi nhọn, chủ lực chính là con tôm. Cuối năm nay, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức Festival tôm nhằm giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, các quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó chủ lực là con tôm, góp phần kết nối giao thương giữa các vùng, trong và ngoài nước. Qua đó, khẳng định vị thế con tôm là ngành hàng chủ lực, là động lực thúc đẩy kinh tế tỉnh Cà Mau phát triển bền vững. 

Để ngành tôm Cà Mau phát triển bền vững, theo hướng hiện đại, địa phương đang xây dựng chuỗi liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giống, thức ăn, thuốc thú y đầu vào cho sản xuất; liên kết giữa người nuôi tôm với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, thậm chí liên kết với các nhà phân phối, nhà bán lẻ để bảo đảm sản xuất, chế biến, phân phối tôm nằm trong chuỗi khép kín. 

Thời gian tới, Cà Mau sẽ tăng cường chuyển giao, ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình nuôi có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu. Khuyến khích áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi mới, hiệu quả, thân thiện môi trường như Biofloc, các mô hình nuôi ít thay nước, nuôi 2-3 giai đoạn, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, tiết kiệm năng lượng... Tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các vùng nuôi quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

Lê Hà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline