Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 03:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản

Thứ bảy, 29/10/2022 10:10

TMO - Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) đã tập trung việc thực hiện kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện. Qua đó, hoạt động khai thác khoáng sản từng bước đi vào nề nếp, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. 

Thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Hòa được biết, theo kết quả nghiên cứu, thăm dò của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, trên địa bàn huyện Quảng Hòa có một số điểm quặng Bauxít phân bố tương đối rộng ở các xã Phúc Sen, Chí Thảo, Tự Do, Hồng Quang, Hạnh Phúc, Đại Sơn, Cách Linh, Bế Văn Đàn, thị trấn Hòa Thuận, Mỹ Hưng với tổng trữ lượng và tài nguyên khoảng 9,0 triệu tấn; quặng Mangan tại Pò Viền, xã Quốc Dân có diện tích khoảng 10 ha, đã được đưa vào Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Cao Bằng; quặng Dolomit có tại Háng Chấu, xã Cai Bộ với trữ lượng chưa xác định; đá vôi làm nguyên liệu xi măng với trữ lượng tương đối lớn, phân bố chủ yếu tại các xã Ngọc Động, Hạnh Phúc.

Ngoài ra, Quảng Hòa còn có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như mỏ đất sét Bản Làng, xã Quảng Hưng, trữ lượng chưa xác định; đất san lấp phân bổ hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; cát xây dựng phân bố chủ yếu tại sông Bằng Giang, sông Bắc Vọng hiện đang được 02 đơn vị hoạt động, khai thác cát, sỏi theo giấy phép đã được cấp; Đối với đá xây dựng, từ năm 2017 - 2021, có 20 điểm mỏ đá xây dựng dừng khai thác và 03 điểm mỏ còn hoạt động theo giấy phép đã được cấp.

Huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) có nguồn khoáng sản tương đối phong phú.

Đối với việc khai thác tài nguyên, yêu cầu đầu tiên là phải thực hiện nghiêm quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên theo quy định của Nhà nước. Cụ thể, trong quá trình khai thác đá, phải đảm bảo an toàn lao động, có các biện pháp xử lý để đảm bảo môi trường, phòng chống cháy nổ... Đặc biệt, doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước, đảm bảo các chế độ cho người lao động theo Luật Lao động.

Ông Nông Hồng Việt, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Sơn Việt 68 cho biết, hiện nay, một mỏ đá của chúng tôi ngoài nộp vào ngân sách, hàng năm chúng tôi còn đóng góp xây dựng đường nội đồng cho bà con địa phương. Năm vừa qua, chúng tôi đã đóng góp xây dựng 3 con đường với tổng chiều dài khoảng 800m với trị giá khoảng 400 triệu đồng. Cùng với khai thác đá, công ty còn đầu tư dây chuyền sản xuất gạch, tận dụng đá để sản xuất gạch tạo công ăn việc làm cho khoảng 18 lao động đều là người dân địa phương với thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng/người mỗi tháng”.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp này, đơn vị nhận thức rất rõ việc khai thác đá là loại hình sản xuất, kinh doanh đòi hỏi nhiều quy định khắt khe của Nhà nước về an toàn lao động, sử dụng vật liệu nổ, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và các chính sách an sinh trên địa bàn. Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo chế độ đãi ngộ cho người lao động, doanh nghiệp thực hiện tập huấn đầy đủ về an toàn lao động, trang cấp và thực hiện nghiêm các phương tiện, thiết bị, đồ bảo hộ lao động trong quá trình khai thác, xử lý vận hành máy móc. Để bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, khai thác đá, Công ty đã lắp đặt hệ thống phun nước tạo ẩm đá nguyên liệu, phun sương làm ướt đá tại các đầu băng tải máy nghiền sàng và thường xuyên bảo dưỡng thiết bị, máy móc theo định kỳ... để giảm khói bụi và tiếng ồn.

 Điểm khai thác đá xây dựng của một doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong những năm qua, việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản luôn được các cấp, ngành chức năng của huyện Quảng Hòa quan tâm, chỉ đạo thực hiện, gắn với bảo vệ môi trường. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực từ công tác chỉ đạo, quản lý đến việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Trong đó, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Hòa thường xuyên chỉ đạo phòng chuyên môn liên quan, phối kết hợp với các ban, ngành kiểm tra các điểm khai thác khoáng sản về chấp hành luật khoáng sản. Yêu cầu các đơn vị, tổ chức đang hoạt động khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng theo đề án đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định và các quy định có liên quan, giám sát thường xuyên hoạt động của các đơn vị.

Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các khu vực có tiềm năng về khoáng sản nhưng chưa cấp phép hoặc các khu vực tiềm ẩn xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản đến cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tại các thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Từ đầu năm đến nay, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 về việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quảng Hòa năm 2022. Kết quả đã ban hành Quyết định xử phạt VPHC 01 trường hợp số tiền 45 triệu đồng.

Xác định khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia, chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài luôn được các cấp, chính quyền huyện Quảng Hòa chú trọng thực hiện. 

Đặc biệt, các cấp, chính quyền và ngành chức năng của huyện Quảng Hòa đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường được chú trọng; phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị và quần chúng Nhân dân. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các xã, thị trấn được tổ chức thường xuyên, kịp thời kiểm tra, chấn chỉnh, đề xuất xử lý những trường hợp vi phạm. Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản từng bước đi vào hoạt động có nề nếp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và có trách nhiệm chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường.

 

 

 

Thiên Trường - Kiều Hiếu 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline