Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 07:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thứ ba, 29/11/2022 14:11

TMO - Xác định vai trò của rừng trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sinh kế cũng như bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, thời gian qua UBND tỉnh Kon Tum đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị đặc biệt là các Hạt Kiểm lâm, các địa phương tiếp tục nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm hoàn thành hiệu quả những mục tiêu trong phát triển kinh tế-xã hội mà tỉnh đã đề ra.

Theo báo cáo tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, tính đến ngày 17/11/2022 toàn tỉnh Kon Tum đã thực hiện trồng mới gần 5.300ha rừng (đạt 117,75% kế hoạch); trồng cây phân tán gần 1,6 triệu cây (đạt 263,61%); Sâm Ngọc Linh 95,590ha (đạt 19,12%); dược liệu khác 2.277,440ha (đạt 113,87%). Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gần 1.200ha. Khai thác gỗ rừng trồng hơn 64 nghìn m3; khai thác lâm sản ngoài gỗ: nhựa thông 104,4 tấn, cu ly 77,2 tấn, lồ ô 20 nghìn cây.

Các địa phương, đơn vị chủ rừng đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng chống cháy rừng; tu sửa, làm mới các công trình phòng cháy, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc sẵn sàng sử dụng khi có cháy rừng; thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm cháy rừng, kết hợp với theo dõi các điểm cháy qua vệ tinh... năm qua, toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.

Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc rừng trồng mới.  

Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp so với cùng kỳ năm 2021 giảm 55,99% về số vụ vi phạm và giảm 56,42% về diện tích rừng bị thiệt hại. Công tác theo dõi, nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý và tổ chức lực lượng triệt phá các tụ điểm khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản, phá rừng được thực hiện thường xuyên. Năm 2022, tỉnh Kon Tum phát hiện 83 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 110 vụ so với cùng kỳ năm ngoái; khối lượng gỗ vi phạm là hơn 419m3 gỗ tròn, quy tròn các loại; diện tích thiệt hại hơn 32ha, giảm gần 42ha so với cùng kỳ. Trong năm, đã khởi tố vụ án 17 vụ. Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử 4 vụ, tuyên phạt 20 bị cáo với tổng mức án 347 tháng tù giam, 65 tháng tù cho hưởng án treo, phạt cải tạo không giam giữ 60 tháng. Xử lý hành chính 63 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 2 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2022 còn những tồn tại, hạn chế, như: Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp vẫn còn xảy ra, trong đó có một số vụ vi phạm xảy ra với khối lượng lớn phải khởi tố vụ án; công tác giao rừng tại một số địa phương triển khai còn chậm; công tác chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện một số Dự án phát triển kinh tế-xã hội còn gặp nhiều vướng mắc liên quan đến số liệu kiểm kê; một số chủ rừng là tổ chức chưa thực hiện tốt trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao...

Trong năm 2023, Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra; Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh; Giao chỉ tiêu trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng cây dược liệu; Chỉ đạo thực hiện tốt và có hiệu quả công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ quản, lý bảo vệ và phát triển rừng ; xử lý dứt điểm các điểm nóng vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Bà con người đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum tham gia tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum 

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các dự án được giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng trên địa bàn tỉnh; Triển khai thực hiện dứt điểm các kế hoạch giao rừng của UBND tỉnh đã giao cho các địa phương; Thực hiện tốt cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng; Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong lãnh, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ...

UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và các đơn vị chủ rừng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý bảo vệ rừng, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gắn với công tác tuyên truyền nhằm nâng cao sức răn đe, giáo dục của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc xâm hại tài nguyên rừng; Rà soát diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các đơn vị chủ rừng và rà soát các dự án có thuê rừng chậm triển khai, kém hiệu quả để xử lý theo quy định; tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất sau khi đã xử lý để phục vụ công tác phát triển kinh tế xã hội.

Đối với công tác phát triển rừng cần đẩy mạnh việc quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả môi trường rừng, nhất là phát triển Sâm Ngọc Linh và dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu phát triển rừng gắn với với khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng; triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng...

 

 

Lê Hằng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline