Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 08:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị tài nguyên, hệ sinh thái

Thứ bảy, 19/11/2022 06:11

TMO - Theo đánh giá của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, việc nghiên cứu lượng giá là cơ sở để xây dựng chính sách duy trì giá trị bảo tồn, giúp so sánh và lựa chọn quản lý rừng ngập hiệu quả, hiểu được giá trị rừng phòng hộ, đưa ra quyết định sử dụng đất hay xác định chính sách, thiết lập thị trường mới cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.  

Nhằm xác định rõ những đóng góp về mặt kinh tế của tài nguyên rừng tại các địa phương, từ đó thúc đẩy kế hoạch bảo tồn, khai thác bền vững nguồn tài nguyên rừng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị thực hiện nghiên cứu "Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau và Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An''. 

Việt Nam được đánh giá là một nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn vốn tự nhiên quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là nền tảng để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm do mất môi trường sống tự nhiên do chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở hạ tầng, đồng thời suy thoái môi trường sống do khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm hại, hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường.

Trước sự suy giảm trên, các giá trị dịch vụ hệ sinh thái, giá trị của vốn tự nhiên cần được đánh giá và hạch toán nhằm cung cấp thông tin phục vụ quá trình lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất Cùng với đó, bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành khung pháp lý tương đối đầy đủ liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học như: Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản, Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Nghiên cứu chỉ rõ tổng giá trị kinh tế rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau mang lại là 1.743,7 tỷ đồng/năm 

Theo các kết quả nghiên cứu được công bố, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau và Vườn quốc gia Pù Mát đã đóng góp cả giá trị sử dụng trực tiếp (cung cấp thức ăn, gỗ, củi, du lịch...) lẫn giá trị sử dụng gián tiếp (dịch vụ điều tiết, lưu trữ và hấp thụ các-bon, vẻ đẹp cảnh quan) cũng như giá trị bảo tồn.

Trong đó, tổng giá trị kinh tế rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau mang lại là 1.743,7 tỷ đồng/năm, trong đó giá trị sử dụng trực tiếp là 1.087 tỷ đồng; giá trị sử dụng gián tiếp là 656,1 tỷ đồng/năm. Giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản được đánh giá chiếm tỉ trọng lớn nhất, đạt mức 34,3% tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái đã được lượng giá. Cụ thể, giá trị như gỗ củi là 63,5 tỷ đồng/năm, nguồn lợi thuỷ sản (đánh bắt tự nhiên, 335,1 tỷ đồng/năm); hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản (598,5 tỷ đồng/năm), phòng hộ ven biển (552,1 tỷ đồng/năm), giá trị lưu trữ và hấp thụ carbon (103,9 tỷ/năm), giá trị sinh thái du lịch cảnh quan (thông qua thu hút khách với 90,7 tỷ/năm).

Tổng giá trị kinh tế Vườn quốc gia Pù Mát mang lại là 12.813,36 tỷ đồng/năm 

Tại Nghệ An, tổng giá trị kinh tế Vườn quốc gia Pù Mát mang lại là 12.813,36 tỷ đồng/năm (chưa bao gồm giá trị bảo tồn). Khu vực có tổng giá trị cao nhất tập trung chủ yếu ở vùng lõi của vườn quốc gia, với mức giá trị 75-85 triệu đồng/ha. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tổng giá trị nhóm dịch vụ cung cấp, dịch vụ văn hóa của Vườn quốc gia đạt mức 90,67 tỷ đồng/năm. Tổng giá trị nhóm dịch vụ điều tiết đạt mức 12.722,7 tỷ đồng. trong đó giá trị măng rừng 3.957 triệu đồng/năm với hộ gia đình, du lịch 86,7 tỷ đồng/năm, giá trị lưu trữ carbon lên tới 11.059 tỷ đồng, hay giá trị điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện (5 nhà máy khu vực) ước tính 53,93 tỷ đồng/năm.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, nhận định, kết quả nghiên cứu này góp phần hình thành công cụ hạch toán vốn tự nhiên chung của Việt Nam. Các nghiên cứu về lượng giá hệ sinh thái cũng là công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cộng đồng ứng phó biến đổi khí hậu.

 

 

PV

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline