Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 05:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, góp phần thu hút đầu tư

Thứ hai, 22/05/2023 13:05

TMO - Nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai trong thúc đẩy hoạt động kinh tế-xã hội tại địa phương, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai – một trong 10 chỉ số thành phần PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) đặc biệt quan trọng, tạo điểm đến hấp dẫn, tin cậy cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, lâu dài.

Theo kết quả mới công bố, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Thái Nguyên tăng 3 bậc, lên vị trí thứ 25/63 tỉnh, thành phố, và nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trong cả nước. Trong số 6/10 chỉ số thành phần tăng điểm, có 2 chỉ số tăng cao nhất, đó là: chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh đứng thứ 2 toàn quốc, và chỉ số gia nhập thị trường, đứng thứ 5 toàn quốc. 

Kết quả chỉ số thành phần đất đai trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh qua các năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy những nỗ lực của địa phương này trong việc nâng cao năng lực tiếp cận đất đai, khai thác phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên này. Theo đó, năm 2019, Thái Nguyên đứng ở vị trí 60/63 tỉnh, thành phố về chỉ số tiếp cận đất đai, thì năm 2020, tỉnh vươn lên vị trí 31 (tăng 29 bậc). Đến năm 2021, Thái Nguyên tiếp tục thăng hạng, xếp thứ 22/63. Đặc biệt, năm 2022, tỉnh đã có bước tiến vượt bậc khi xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố về chỉ số này.

Năm 2023, tỉnh Thái Nguyên dự kiến thu ngân sách từ đất trên 4.800 tỷ đồng; thu hút đầu tư 304 dự án phát triển nhà ở. 

Tiếp cận đất đai là một trong các chỉ số thành phần đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đánh giá khả năng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để bảo đảm các điều kiện tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp dễ dàng, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy đầu tư như: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời, cải cách thủ tục hành chính, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giới thiệu địa điểm phù hợp và hỗ trợ thủ tục hành chính thông qua các đơn vị xúc tiến đầu tư của tỉnh... Qua đó góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, thúc đẩy quá trình cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Xác định rõ tầm quan trọng của tiếp cận đất đai, địa phương này đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, nhất là các lĩnh vực tài chính, thuế, kế hoạch và đầu tư; xây dựng khung giá đất của tỉnh phù hợp với giá thị trường; nỗ lực tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư...

Tỉnh Thái Nguyên xác định nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm, UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, Sở có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đúng theo quy định pháp luật. Nhờ tăng cường công tác tuyên truyền để phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến người dân, doanh nghiệp, các dự án đầu tư tại Thái Nguyên đã sớm có mặt bằng sạch.

UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Ảnh: BTN. 

Đối với các dự án trọng điểm, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Ban Chỉ đạo tập trung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai, vận dụng linh hoạt, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. UBND tỉnh cũng yêu cầu các cấp, các ngành tham mưu cho UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai. Chính vì vậy, Thái Nguyên là một trong 10 tỉnh, thành phố của cả nước có tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai sớm và nhanh nhất. Nhờ đó, các nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận thông tin một cách minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ sở dữ liệu đất đai. Tính đến tháng 4/2023 toàn tỉnh có 4 địa phương (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ) đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng theo mô hình dữ liệu lưu trữ tập trung tại Trung ương. Nhờ đó, các nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận thông tin một cách công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ sở dữ liệu đất đai.

Để siết chặt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, phối hợp với sở thực hiện đúng quy định việc báo cáo tình hình, tiến độ công tác xử lý vi phạm đất đai trên địa bàn quản lý; Ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để các trường hợp vi phạm mới phát sinh, đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, thanh, kiểm tra về lĩnh vực đất đai, đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký đất đai bắt buộc theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

 

 

Lê Hồng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline