Hotline: 0941068156

Thứ hai, 07/07/2025 18:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ hai, 07/07/2025

Nâng cao chất lượng vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu

Thứ hai, 10/04/2023 12:04

TMO - Sơn La là tỉnh dẫn đầu miền Bắc về diện tích, sản lượng cây ăn quả với nhiều sản phẩm chủ lực có mặt trên các thị trường trong nước, quốc tế. Trong những năm qua địa phương này tập trung phát triển các vùng cây ăn quả có chất lượng tốt với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, hình thành những sản phẩm hàng hóa tập trung...  

Tính đến năm 2022, toàn tỉnh Sơn La có  83.000 ha cây ăn quả các loại với sản lượng trên 362.000 tấn/năm, trong đó: Xoài 19.985 ha, Nhãn 19.643 ha, Chuối 5.802 ha, Mận 11.736 ha, cây ăn quả có múi 4.957 ha, Sơn tra 12.411 ha. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi, trồng mới được trên 60.000 ha cây trồng khác sang cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng tổng diện tích cây ăn quả; ghép cải tạo 13.109 ha cây ăn quả bằng các giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao, rải vụ thu hoạch; tập trung phát triển vùng nguyên liệu trên 1.700 ha cho nhà máy chế biến.

Toàn tỉnh Sơn La hiện có 221 vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, trên 4.608 ha diện tích cây ăn quả được gắn mã số; duy trì 166 chuỗi quả an toàn với diện tích 3.657 ha, sản lượng 44.720 tấn/năm; có 145 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP; 18 sản phẩm cây trồng được bảo hộ trong nước, 02 sản phẩm được bảo hộ tại thị trường nước ngoài. 

Các vùng trồng cây ăn quả chủ lực của tỉnh đang được đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Việc phát triển loại cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đang được chú trọng triển khai; rà soát chuyển một phần diện tích đất trồng cây lương thực năng suất, hiệu quả thấp và diện tích đất dốc, đất trồng đồi trọc sang trồng cây ăn quả được 33.189 ha; xác định các vùng phát triển vùng nguyên liệu quả gắn với nhà máy chế biến quả trên địa bàn tỉnh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích trồng xen một số loài cây dưới tán cây ăn quả như trồng dược liệu dưới tán cây ăn quả; trồng một số cây trồng hàng năm trong vườn cây ăn quả ở giai đoạn kiến thiết cơ bản… Trong năm 2022, một số huyện trồng thí điểm 1 số cây mới như huyện Mộc Châu trồng thí điểm 3 ha Sầu riêng và 57 ha Lê, Quỳnh Nhai trồng mới 23 ha Lê, Mai Sơn trồng nhiều giống na mới như: Na SR-1, Na Hoàng hậu, Na Dứa,… mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La là sản phẩm xoài và nhãn đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “xoài Sơn La” và “nhãn Sơn La” tại Việt Nam, được lựa chọn để thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận tại Trung Quốc. Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội thảo những giải pháp hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại nước ngoài. Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục cần thiết bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Sơn La” cho 2 sản phẩm xoài, nhãn tại Trung Quốc, tạo hành lang pháp lý để nông sản Sơn La bước chân vào thị trường các nước.

Phát huy lợi thế vựa cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước, cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp có diện tích, sản lượng dẫn đầu khu vực, Sơn La đang tập trung tăng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông sản. Tỉnh Sơn La hiện có 281 mã số vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, với trên 4.600 ha cây ăn quả và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. 

Tỉnh Sơn La kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất tại vùng đã được cấp mã số vùng trồng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: HQ.  

Tỉnh Sơn La định hướng trong các năm tới tiếp tục phát triển cây ăn quả theo quy mô tập trung, an toàn, bền vững, hiệu quả, phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích cây ăn quả đạt trên 104.800 ha và sản lượng đạt trên 596.500 tấn. Tập trung quản lý sản xuất cấp mã số vùng trồng đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu các loại quả (Nhãn, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ,...) sang các thị trường (Úc, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc,...) đạt khoảng 15.000 ha và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu trên 100.000 - 200.000. Phát triển đầu tư thâm canh vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt trên 100.000 ha cây trồng đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản.

Để xây dựng được các vùng trồng cây ăn quả có chất lương tốt, đáp ứng được các quy định để xuất khẩu, tỉnh Sơn La đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung phân loại, xác định diện tích trồng cây có lợi thế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển cây trồng hàng hóa, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học thông qua liên kết sản xuất các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX với hộ dân, nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống cây trồng mới có năng xuất cao, chất lượng tốt; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu; quản lý, giám sát các mã số vùng trồng và hướng dẫn sản xuất theo quy định...

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline