Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 04:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu chè

Thứ hai, 26/02/2024 07:02

TMO - Tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, giảm 1 thị trường so với tháng 1/2023 và giảm 3 thị trường so với cả năm 2023.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan tháng 1/2024, xuất khẩu của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023.

Xét về giá xuất khẩu trung bình, tháng 1/2024, giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam đạt 1.694 USD/tấn, tương đương so với giá xuất khẩu trung bình hồi tháng 1/2023 nhưng giảm nhẹ 3% so với giá xuất khẩu trung bình cả năm 2023. Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, giảm 1 thị trường so với tháng 1/2023 (Philippines), và giảm 3 thị trường so với cả năm 2023, gồm Philippines, Kyrgyzstan và Kuwait.

Trong đó, Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,7% trong tổng lượng và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch chè xuất khẩu của cả nước, với 4.556 tấn, tương ứng gần 9,2 USD, tăng 33% về lượng và 52% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Pakistan cũng là thị trường có mức giá xuất khẩu chè trung bình tương đối cao (2.013 USD/tấn), cao hơn so với giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè.

Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Với mức tăng trưởng khoảng 87% cả về lượng và trị giá xuất khẩu, đạt 928 tấn, trị giá gần 1,4 triệu USD, Đài Loan đã tăng 1 hạng trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Vị trí thứ ba thuộc về Mỹ với tổng lượng chè xuất khẩu đạt 913 tấn, tương đương kim ngạch đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng 191% về khối lượng và gần gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ.

Là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong top 5 thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng tới 412% về lượng và 145% về trị giá, đạt 701 tấn và hơn 1 triệu USD. Tuy nhiên, do mức tăng của lượng chè xuất khẩu cao hơn nhiều so với mức tăng của kim ngạch nên giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường Trung Quốc đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, từ 3,067 USD/tấn xuống mức 1.469 USD/tấn.

Các vùng nguyên liệu chè cần đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất an toàn nông nghiệp. 

Ba Lan là thị trường ghi nhận mức tăng mạnh mẽ nhất, khi gấp tới 5,4 lần về lượng và 6,6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 129 tấn, trị giá 188.881 USD. Ghi nhận mức tăng cao thứ hai là Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), với mức tăng 409% về lượng và 377% về trị giá, đạt 173 tấn, kim ngạch đạt 379.221 USD. Nhìn chung, giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè sang phần lớn thị trường dao động quanh mức từ 1.300 USD/tấn - 1.600 USD/tấn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn ghi nhận một số thị trường có giá xuất khẩu trung bình cao hơn hẳn so với các thị trường khác.

Tháng 1 năm 2024, giá chè xuất khẩu trung bình sang thị trường Đức đạt gần 7.579 USD/tấn, tăng 105% so với mức 3.696 USD/tấn của cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu chè sang Đức chỉ tăng 12% về lượng nhưng tăng tới 130% về trị giá, đạt 19 tấn, tương ứng kim ngạch 143.992 USD. Ngoài ra, còn một số thị trường cũng ghi nhận giá xuất khẩu trung bình cao so với các thị trường khác như Arab Saudi (2.546 USD/tấn), UAE (2.192 USD/tấn), Pakistan (2.013 USD/tấn). Bên cạnh đó, cũng có một số thị trường ghi nhận giá xuất khẩu chè trung bình giảm và ở mức thấp như Malaysia (684 USD/tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước), Indonesia (991 USD/tấn, giảm 9%)...

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hầu hết trị giá nhập khẩu chè tại các thị trường lớn trên thế giới từ Việt Nam đều chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, dù nhu cầu thị trường yếu thì ngành chè của Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng thị phần. Theo Cục Xuất nhập khẩu, để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới, ngành chè Việt Nam phải đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng an toàn; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao, sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ người trồng chè liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chè; đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh tỷ trọng những sản phẩm có giá trị cao và sản phẩm mới…

Các địa phương cần nắm bắt quy định, yêu cầu của thị trường xuất khẩu chè, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Đối với thị trường EU, do điều kiện khí hậu, EU không sản xuất chè, hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu sản phẩm này từ các nước khác, do đó EU là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất trên toàn cầu. Tiềm năng xuất khẩu chè tới thị trường EU được cho là rất khả quan, nhất là từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi. Theo đó, chè là một trong những mặt hàng được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành chè của Việt Nam.

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu phân tích: xuất khẩu chè sang EU vẫn chưa được như kỳ vọng, do các biện pháp phi thuế quan như biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) vẫn là thách thức đối với các mặt hàng nông sản, trong đó có chè. Do đó để tận dụng hiệu quả lợi thế về thuế quan từ Hiệp định EVFTA, đồng thời vượt qua các rào cản kỹ thuật của thị trường này, ngành chè cần tiếp tục thay đổi các phương thức sản xuất, trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, hướng đến các tiêu chí sản xuất xanh, bền vững để đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt. Trong cơ cấu thị trường cung cấp, trị giá nhập khẩu của Pakistan từ Việt Nam chỉ chiếm 1,23% tổng trị giá nhập khẩu, vẫn còn rất thấp so với nhu cầu của thị trường, vì vậy cơ hội để tăng thị phần vẫn còn để ngỏ.

Ngoài ra, theo Cục Xuất nhập khẩu các thị trường nhập khẩu chè như: Hoa Kỳ, Anh và Hong Kong (Trung Quốc) cũng rất tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam mở rộng thị phần. Đối với thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè cần đầu tư sâu hơn nữa vào phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè, đặc biệt là quan tâm sát sao đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu và cập nhật quy định của Hoa Kỳ, đặc biệt các quy định có ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường như quy định về phòng vệ thương mại, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ hoặc các quy định liên quan đến tiêu chuẩn sử dụng lao động...

Với thị trường Anh, đây vốn là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu, nhất là đối với các mặt hàng nông sản. Đối với mặt hàng chè Anh luôn quan tâm đến tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững. Trong đó, nông sản nhập khẩu chỉ được phép thông quan nếu có mức dư lượng hoá chất dưới ngưỡng tối đa cho phép. Do đó, để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, cần nâng cao nhận thức đối với người sản xuất trong việc hạn chế sử dụng phân bón và hoá chất, quy trình canh tác phải thể hiện trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng. 

Để xuất khẩu chè vào thị trường Hong Kong (Trung Quốc), Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo doanh nghiệp cần lưu ý, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm tại thị trường này rất cao, hệ thống cảnh báo nhanh, công tác hậu kiểm và quy định về nhãn mác nghiêm ngặt. Do đó, doanh nghiệp phải rất cẩn trọng trong quy trình sản xuất, chế biến và áp dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm.

 

 

Hồng Thanh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline