Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 11:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Nạn phá rừng Amazon giảm mạnh

Thứ ba, 10/10/2023 04:10

TMO - Trong tháng 9/2023, nạn phá rừng ở Amazon đã giảm 59% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu tích cực đối với rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới nhờ những cam kết của Tổng thống Brazil.

Dữ liệu vệ tinh của Viện Nghiên cứu vũ trụ quốc gia (INPE) cho thấy, khoảng 590km2 rừng Amazon đã bị chặt phá trong tháng 9-2023, giảm mạnh so với khoảng 1.454km2 được ghi nhận ở tháng 9-2022. Từ tháng 1 đến tháng 9-2023, tổng diện tích rừng bị phá là 4.302km2, gần bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2022.

Diện tích rừng Amazon bị tàn phá đã giảm nhờ những nỗ lực của Tổng thống Brazil Lula da Silva. Sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba hồi đầu năm nay, ông đã cam kết ưu tiên bảo tồn Amazon và xóa bỏ nạn phá rừng bất hợp pháp vào năm 2030. Dưới thời của người tiền nhiệm cực hữu Jair Bolsonaro, nạn phá rừng tại Amazon tăng 75% so với mức trung bình của thập kỷ trước.

Ảnh minh họa.  

Hiện tại, rừng Amazon đang trải qua một đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, do những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino, khiến mực nước của một số con sông giảm đáng kể. Về vấn đề này, Chính phủ Brazil đã cam kết sẽ bổ sung nguồn lực để bảo đảm cung cấp nước và thực phẩm cho người dân ở bang Amazonas chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán.

Hiện 60% diện tích rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Brazil. Được ví là "lá phổi xanh của hành tinh,” Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất, là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu thổ dân thuộc 500 bộ lạc và nơi trú ngụ của hơn 3 triệu loài động, thực vật khác nhau. Do hấp thụ lượng lớn CO2 nên rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. 

Dù Amazon đón nhận những thông tin tích cực, tình hình vẫn tiếp tục xấu đi ở vùng Cerrado của quốc gia này. Thảo nguyên nhiệt đới đa dạng sinh học ở phía Nam Amazon ngày càng bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng, chủ yếu do hoạt động của các công ty nông nghiệp. Trong tháng 9-2023, khoảng 516km2 rừng tại Cerrado đã bị tàn phá, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là số liệu cao nhất từng được ghi nhận ở các tháng 9 tính từ năm 2018.

 

 

PV 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline