Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Nạn phá rừng Amazon đang ở mức báo động cao nhất

Thứ hai, 13/03/2023 04:03

TMO - Rừng nhiệt đới Amazon hiện đang phải đối mặt với nạn phá rừng nghiêm trọng sau khi tỷ lệ bao phủ bề mặt rừng giảm mạnh trong tháng 2 vừa qua. 

Dữ liệu thống kê cho thấy, nạn phá rừng tại Amazon đang ở mức báo động nhất trong thời gian vừa qua sau diện tích cây xanh giảm 322 km vuông chỉ trong tháng 2/2023, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, biến động lớn về lưu lượng mây có thể đã giúp che giấu đi nạn phá rừng khỏi sự quan sát của các vệ tinh trong thời gian qua.

Ảnh minh họa 

Bộ Môi trường Brazil cho biết, việc nạn phá rừng tăng cao vào đầu năm là bất thường, khi mưa lớn gây khó khăn cho những người khai thác gỗ trong rừng. Các chuyên gia nhận định có thể mất nhiều năm để giảm đáng kể nạn phá rừng sau khi trong bối cảnh chính phủ Brazil cắt giảm kinh phí và nhân viên tại các cơ quan môi trường chủ chốt.

Trước đó, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, hơn 1/3 rừng nhiệt đới Amazon có thể đã bị suy thoái do hoạt động của con người và hạn hán. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng cần phải hành động để bảo vệ hệ sinh thái rất quan trọng này. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Estadual de Campinas và các tổ chức khác ở Brazil cho biết thiệt hại đối với rừng Amazon trải rộng 9 quốc gia ở Nam Mỹ lớn hơn nhiều so với những gì được biết trước đây. Các nhà khoa học đã xem xét những tác động của các vụ cháy rừng, hoạt động khai thác gỗ, hạn hán và thay đổi môi trường sống dọc theo ranh giới rừng, bởi hầu hết các nghiên cứu trước đây về hệ sinh thái rừng Amazon đều tập trung vào hậu quả của nạn chặt phá rừng.

Rừng Amazon là khu dự trữ sinh quyển quan trọng bậc nhất hành tinh với quần thể sinh vật phong phú không đâu sánh bằng. Ít nhất 10% số lượng loài được biết sinh sống tại đây, trong đó có những loài đặc hữu không xuất hiện ở nơi nào khác trên thế giới. Khu rừng được mệnh danh là "lá phổi xanh" của Trái Đất khi giúp lưu trữ carbon và cung cấp tới 20% oxy cho bầu khí quyển. 

 

 

Thu Thảo

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline