Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Nam Sudan: Gần 6 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực

Thứ tư, 17/07/2024 07:07

TMO - Tại Nam Sudan, gần 6 triệu người, tương đương 46% dân số nước này, đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 7,1 triệu người vào tháng 8.  

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu rõ, El Nino ở các năm 2023 và 2024 đã gây ra tình trạng khô hạn, lượng mưa thất thường và ảnh hưởng đáng kể đến mùa màng. Hiện tượng thời tiết cực đoan này cũng là nguyên nhân dẫn đến lũ lụt quanh năm, xảy ra ở những khu vực trước đây từng không bị ảnh hưởng. Cơ quan y tế của Liên hợp quốc cảnh báo, lũ lụt nghiêm trọng, bạo lực kéo dài, quản lý yếu kém, nghèo đói và thiếu cơ sở hạ tầng đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp đang cản trở sự phát triển của Nam Sudan. 

(Ảnh minh họa). 

Thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách khi 74% hộ gia đình tị nạn và cộng đồng bản địa không đủ ăn trong tháng 6 vừa qua. Trong khi đó, hơn 40% hai nhóm này có mức thu nhập thấp hơn năm trước. Nam Sudan có hơn 460.000 người tị nạn, chủ yếu đến từ Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ethiopia. Hầu hết người tị nạn sống ở khu vực phía Bắc và đã ở đất nước này hơn một thập kỷ. 

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu ở Sudan hơn một năm trước, Nam Sudan đã tiếp nhận trung bình 1.600 người mỗi ngày, bao gồm cả những người tị nạn từ Sudan và những người Nam Sudan trở về đất nước mà nhiều người trong số họ chưa từng sinh sống. Hiện gần 6 triệu người, tương đương 46% dân số Nam Sudan đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 7,1 triệu người vào tháng 8.   

Là quốc gia không giáp biển, Nam Sudan đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế do xuất khẩu dầu sụt giảm sau khi Sudan chặn quá cảnh mặt hàng hồi tháng 3. Quốc gia non trẻ nhất thế giới, giành được độc lập từ Sudan vào năm 2011, cũng đang gặp khó khăn trong nỗ lực hòa giải các lực lượng quân sự đối lập, soạn thảo hiến pháp mới và chuẩn bị cho cuộc bầu cử đầu tiên vào tháng 12-2024.

 

 

Minh Vân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline