Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Nam Phi nỗ lực bảo tồn tê giác trắng

Thứ năm, 14/03/2024 14:03

TMO - Tổ chức Bảo tồn African Parks tại Nam Phi thông báo kế hoạch thả hơn 2.000 cá thể tê giác trắng phương Nam về các khu vực bảo tồn ở châu Phi.

Tổ chức African Parks đặt mục tiêu sẽ thả được 200 con tê giác mỗi năm trong 10 năm tiếp theo, tại các khu vực bảo tồn khác nhau trên khắp châu Phi. Các cá thể tê giác trên đã được mua lại từ một nhà sở hữu tư nhân và được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt đảm bảo. 

Vấn nạn săn bắt trộm tê giác tại châu Phi vẫn ở mức đáng báo động khi hàng trăm cá thể này bị săn bắt mỗi năm khiến chi phí bảo vệ chúng cao hơn bao giờ hết. Nam Phi chiếm khoảng một nửa tổng số tê giác đen có nguy cơ tuyệt chủng trên lục địa châu Phi và cũng là nơi có số lượng tê giác trắng lớn nhất thế giới với tình trạng bị đe dọa.

Ảnh minh họa. 

Dữ liệu từ Bộ Môi trường Nam Phi cho thấy các nỗ lực bảo tồn và cảnh giác đã được nâng cao ở Vườn quốc gia Kruger nổi tiếng thế giới khiến những kẻ săn trộm chuyển sang săn bắn trong các công viên tư nhân và tỉnh KwaZulu-Natal. Việc săn trộm tê giác thường liên quan đến cả những kẻ săn trộm địa phương và các tổ chức tội phạm quốc tế, những kẻ buôn lậu sừng qua biên giới. Bộ Môi trường Nam Phi cho biết nhu cầu sừng tê giác đặc biệt cao ở châu Á.

Các công viên Quốc gia Nam Phi đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để chống lại nạn săn trộm tê giác đang đe dọa sự tồn tại của loài động vật này. Một trong những biện pháp được áp dụng gần đây là sử dụng máy bay trực thăng chở lực lượng kiểm lâm và triển khai bất cứ khi nào được yêu cầu để bắt giữ những kẻ săn trộm.

 

 

Quỳnh Chi 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline