Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 04:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Nam Cực đang “nóng dần”

Thứ hai, 28/02/2022 09:02

TMO - Bị bao phủ bởi băng giá, Nam Cực là khu vực có khí hậu lạnh nhất thế giới. Nhưng những năm gần đây, vùng cực Nam của bề mặt Trái đất ngày càng “nóng lên” với cuộc đua giành ưu thế của nhiều quốc gia.

Một phần vì Nam Cực có vị trí địa lý đặc biệt, là lục địa cao nhất thế giới với độ cao trung bình 2.800m trên mực nước biển. Đặc biệt vùng Dome A, với độ cao 4.093m được cho là khu vực lý tưởng để quan sát không gian và vệ tinh. Nam Cực còn là vùng đất quan trọng cho nghiên cứu khoa học vì những ảnh hưởng sâu sắc đối với hệ thống khí hậu và đại dương của Trái đất trong hơn 1 triệu năm qua. Khu vực này cũng có trữ lượng dầu mỏ lớn với ước tính lên tới 200 tỉ thùng.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có trạm nghiên cứu khoa học ở Nam Cực.

Hiệp ước Nam Cực ký năm 1961 không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào đối với vùng đất này và khẳng định nơi đây chỉ được sử dụng vì mục đích hòa bình. Nhưng hiện có ít nhất 7 nước là Argentina, Úc, Chile, Pháp, Na Uy, New Zealand và Anh tuyên bố chủ quyền đối với từng khu vực nơi đây. Trong đó, Úc tuyên bố chủ quyền 42% diện tích Nam Cực. 

Để củng cố lợi thế cạnh tranh, chính quyền Thủ tướng Scott Morrison (Úc) tuần rồi cho công bố khoản ngân sách 578 triệu USD để mua trực thăng và máy bay không người lái cũng như thiết lập các trạm di động ở Nam Cực. Ngoài thúc đẩy nghiên cứu về sông băng, khoa học biển và mực nước biển dâng, các nhà quan sát cho biết nỗ lực kiến tạo “đôi mắt ở Nam Cực” của Úc còn dựa trên lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc đối với khu vực đang trở thành vùng cạnh tranh địa chính trị quan trọng.

Phát biểu họp báo mới đây, Thủ tướng Morrison tuy không đề cập cụ thể nước nào nhưng ông cho biết có bên đang “háo hức” khai thác các nguồn lực của vùng cực này. “Chúng ta cần để mắt đến Nam Cực vì có người có mục tiêu khác với chúng ta” - Thủ tướng Úc khẳng định. 

Động thái này sau đó vấp phải phản ứng từ Trung Quốc, trong đó, tờ Hoàn cầu Thời báo coi đây là một phần của chương trình nghị sự “chống Trung Quốc” và được thúc đẩy bởi “thái độ thù địch của Canberra đối với Bắc Kinh”. Đồng thời, tờ này khẳng định Trung Quốc luôn tuân thủ các quy định của Hiệp ước Nam Cực trong hoạt động thám hiểm khoa học.

 

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline