Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 14:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Năm 2023 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử

Thứ tư, 10/01/2024 07:01

TMO - Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu vừa ghi nhận năm 2023 là thời điểm Trái đất có mức nhiệt cao nhất trong suốt 100.000 năm qua. 

Theo các nhà khoa học châu Âu, năm 2023 là năm các kỷ lục về khí hậu liên tục bị phá vỡ. Cơ quan theo dõi khí hậu của châu Âu xác nhận năm 2023 là năm nóng nhất, khi trái đất ấm hơn 1,48 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900). Trước đó, các nhà khoa học đã dự báo về tình trạng trên, sau khi nhiều kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ.

Năm 2023, mỗi tháng từ tháng 6 đến tháng 12 đều ở mức nóng kỷ lục so với các năm trước đó. Theo đó, tháng nào trong khoảng thời gian này cũng được ghi nhận là tháng nóng nhất thế giới, so với tháng tương ứng của những năm trước. Theo giới khoa học, mức nhiệt kỷ lục là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, tàn phá thế giới trong năm qua.

Năm 2023 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử. 

Bất chấp việc chính phủ và các doanh nghiệp tăng cường hiện thực hóa mục tiêu khí hậu, lượng khí thải CO2 vẫn ở mức cao, vốn là hệ quả bắt nguồn từ việc đốt than, dầu và khí đốt đã đạt kỷ lục vào năm 2023. Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết, vào năm ngoái, nồng độ CO2 trong khí quyền đã đạt mức kỷ lục 419 phần triệu (ppm).

Đây cũng là năm đầu tiên nhiệt độ mỗi ngày nóng hơn 1 độ C so với thời tiền công nghiệp. Lần đầu tiên nhiệt độ của hai ngày trong tháng 11 ấm hơn 2 độ C so với thời tiền công nghiệp. Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ con người, sự gia tăng nhiệt độ đáng kể vào năm 2023 còn bắt nguồn từ hiện tượng thời tiết El Nino, khiến vùng biển phía Đông Thái Bình Dương ấm lên, góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu.

Mỗi phần nhiệt độ tăng lên đều khiến thảm họa thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng. Vào năm 2023, việc hành tinh nóng lên đã gây ra nhiều đợt nắng nóng từ Trung Quốc đến châu Âu, mùa cháy rừng khủng khiếp nhất trong lịch sử Canada, hay lũ lụt diện rộng từ các trận mưa lớn khiến hàng nghìn người tại Libya thiệt mạng.

 

 

Minh Tâm

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline